Diễn biến thị trường, giá cả 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2019
PGS.TS Nguyễn Vũ Việt, Phó Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu tạo hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo PGS.TS Nguyễn Vũ Việt, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với nhiều yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng; kinh tế - xã hội trong nước có những thuận lợi từ kết quả phát triển tích cực trong năm 2018 nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên diện rộng; sự tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực…
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lần thứ hai trong năm đã hạ dự báo mức tăng trưởng toàn cầu năm 2019 xuống 3,3%, thấp hơn 0,2% so với dự báo 3,5% trước đây; thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu có nhiều bất ổn do tác động của hàng loạt các biện pháp bảo hộ mậu dịch, trừng phạt kinh tế, chiến tranh thương mại, đánh thuế trả đũa lẫn nhau… ở nhiều quốc gia làm cho các nhà đầu tư không an tâm; giá của nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu chủ yếu và tỷ giá USD biến động mạnh.
Trước bối cảnh đó, Đảng và Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng và chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện một cách quyết liệt như: Ngay ngày đầu tiên của năm mới (01/01/2019), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019… Đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, chủ động và triển khai nhiều biện pháp ứng phó với biến động thị trường nhằm ổn định đời sống và phát triển sản xuất.
PGS.TS Nguyễn Vũ Việt nhấn mạnh, những giải pháp kịp thời này đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến tích cực trong ổn định kinh tế đất nước: GDP 6 tháng đầu năm 2019 ước tính tăng 6,76% so với cùng kỳ năm 2018 (tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 là 7,05%, nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm 2011 – 2017); CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân thấp nhất trong 3 năm 2017 – 2019; lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 1,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2018 (chỉ tiêu này của năm 2017 và 2018 là tăng 1,52% và 1,35%)…
Toàn cảnh hội thảo |
Tại hội thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế đã trao đổi, phân tích rõ về diễn biến của thị trường, giá cả 6 tháng đầu năm 2019, những yếu tố cơ bản, những nguyên nhân chủ yếu tạo nên bức tranh thị trường trong thời gian qua. Đồng thời, đưa ra những dự báo và đề xuất giải pháp về tiền tệ tín dụng, tài khóa, tỷ giá hối đoái, tổ chức thị trường từng ngành hàng một cách chủ động và hiệu quả hơn... góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2019 và phát triển ổn định trong những năm tiếp theo.
PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế chia sẻ: Các yếu tố tác động đến CPI, ngoài yếu tố thị trường, còn yếu tố điều hành của Chính phủ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo dõi sát sao những diễn biến thị trường, giá cả trong nước và quốc tế, Ban điều hành giá cũng theo dõi để kịp thời đưa ra các kịch bản về lạm phát nhằm tham mưu cho Chính phủ trong điều hành giá cả nhằm kiểm soát lạm phát.
Ngay từ đầu năm và hàng tháng có kịch bản, rà soát lại sau mỗi tháng, cập nhật các biến động để tham mưu điều chỉnh chính sách kịp thời. Chính phủ quyết tâm kiểm soát CPI ở mức dưới 4% là có khả thi, có thể thực hiện được, nhưng cũng không thể chủ quan.
Đặc biệt, Chính phủ kiên trì triển khai những nhóm giải pháp lớn nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng. Trong đó, tiếp tục chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt, chủ động để kiểm soát lạm phát. Chính phủ yêu cầu tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết kịp thời vướng mắc tại các dự án.
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước đối với hàng nhập khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm để hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam… Đặc biệt là cần thúc đẩy ngay tăng trưởng tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, không để dồn vào những tháng cuối năm; thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý vào thời điểm hợp lý, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2019.
Nguyễn Hoan
-
9 tháng đầu năm: CPI tăng 3,88%, lạm phát cơ bản tăng 2,69%
-
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
-
Tin tức kinh tế ngày 28/8: Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng vọt
-
FED sẽ đảo chiều chính sách vào tháng 9?
-
Nhu cầu yếu, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 của Trung Quốc không đạt kỳ vọng
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024