Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đạo nhạc - Vang mãi điệp khúc buồn

08:25 | 14/03/2018

1,744 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngay từ đầu năm 2018, nhiều ca khúc “làm mưa, làm gió” trên thị trường giải trí Việt đều ít nhiều dính đến đạo nhạc. Nhiều năm qua, chuyện đạo nhạc luôn diễn ra, vang mãi “điệp khúc buồn”. 

“Mượn” nhạc tràn lan

Vừa ra mắt vào ngày 14-2, song “Người lạ ơi” của Orange và Karik đã lập nhiều kỷ lục liên tục: Ca khúc đã “gây sốt” trong dịp đầu năm với 100 triệu lượt nghe chỉ sau 2 tuần và MV đạt 100 triệu view nhanh nhất Vpop, lật đổ kỷ lục của “Nơi này có anh” của Sơn Tùng M-TP khi MV (50 triệu view trong vòng 13 ngày). Tuy nhiên, “Người lạ ơi” của cặp nhà sản xuất Châu Đăng Khoa - Nemo lại bị đặt nghi vấn “nhái” cùng lúc 2 ca khúc: “What If” (Robin Wesley) và “Anh vẫn nhớ” (Nah).

dao nhac vang mai diep khuc buon

Ngay sau đó, Karik đã lên tiếng, cho rằng, Châu Đăng Khoa đã bỏ một số tiền ra để mua được bản phối âm (sound) với sự chấp thuận của producer Robin Wesley. Sau đó, Châu Đăng Khoa có thể thêm những gì mình thích vào, đây là một mô hình làm nhạc rất phổ biến.

Ngay trong 2 đêm chung kết “Sao đại chiến”, Phúc Bồ cũng vướng nghi án đạo nhạc với ca khúc “Cưa cẩm” (giống với Body của Mino) và “Rap Binh đoàn hổ” bị chỉ trích sao chép Okey Dokey do Zico, Mino sản xuất và thể hiện. Sau một thời gian im lặng, Phúc Bồ đã lên tiếng xin lỗi và thừa nhận đã lấy cảm hứng từ sản phẩm của Mino. Tuy nhiên, lời xin lỗi của anh khiến người nghe rất thất vọng.

Nhạc sĩ Trần Minh Phi: “Việc đạo nhạc bị lên án nhưng không ai xử lý thì sẽ trở thành thói quen. Một khi thói quen đó ăn sâu trong tiềm thức thì người ta thấy đó là chuyện bình thường, thế nên nói cũng không có ý nghĩa gì nữa. Giống như có người đi ăn trộm, bị tố cáo nhưng vẫn không bị bắt thì họ vẫn tái phạm, dù hiểu rằng về mặt đạo đức là sai”.

Chuyện của Phúc Bồ vừa tạm lắng thì đến lượt Tronie liên quan đến vụ việc tiếp tục là thần tượng Hàn Quốc, cụ thể là Winner - nhóm nhạc trực thuộc YG. Trở lại với ca khúc “Anh thích thả thích”, cựu thành viên nhóm 365 tự tin ở khả năng sáng tác. Tuy nhiên, vừa phát hành, ca khúc đã bị nghi sao chép “Love me love me” của Winner.

Việc mua bản sound của người khác về rồi phóng tác trở thành chuyện quen thuộc của nhiều nhà sản xuất trên thế giới. Tuy nhiên, điều này đã và đang khiến dòng nhạc giải trí ngày càng vướng nhiều chuyện lùm xùm tác quyền.

“Đạo nhạc” hay chiêu quảng cáo?

Không phải đến năm 2018, số lượng ca sĩ Việt dính nghi án đạo nhạc Hàn mới tăng mạnh. Những năm trước, đặc biệt là trường hợp Sơn Tùng M-TP, đã có rất nhiều vụ đạo nhạc, trong đó nhiều ca khúc đạo các ca khúc Kpop.

Sơn Tùng M-TP có ít nhất 6 sản phẩm bị chỉ ra điểm tương đồng với nghệ sĩ Hàn, có thể nhắc đến “Em của ngày hôm qua” giống “Every night” (EXID), “Cơn mưa ngang qua) giống “Sarangi Mareul Deutjianha”, “Nắng ấm xa dần” giống “As one”, “Đã đến lúc em thức tỉnh” giống “Going Crazy”… Trong đó, gây tranh cãi nhiều nhất phải kể đến “Chắc ai đó sẽ về” được cho là giống “Because I Miss You” do trưởng nhóm CNBlue, Jung Yonghwa thể hiện.

Sau đó, nhà sản xuất âm nhạc Khắc Hưng dính nghi vấn “nhái” 4 sản phẩm âm nhạc trong 1 năm gồm: “Ánh nắng của anh”, “Ghen”, “Đâu chỉ riêng em” và “Như cái lò”.

Tiếp đó, Quán quân Sao Mai 2017 Thu Thủy với MV “Tình yêu ở lại” bị tố đạo nhái trắng trợn sản phẩm âm nhạc của Eunji (A Pink), trùng lặp về mặt hình ảnh và kịch bản giữa 2 MV và ngay sau 1 ngày, MV này đã bị YouTube “sờ gáy” vì lý do vi phạm bản quyền.

Không những thế, bản hit hơn 40 triệu lượt xem của Tóc Tiên “Em không là duy nhất” cũng dính nghi vấn đạo nhạc “Chuyến tàu ly biệt” do Triệu Vy thể hiện với phần điệp khúc của cả hai giống y hệt.

Sau khi bị phát hiện “đạo nhạc” hay “mượn nhạc”, nhiều ca sĩ trẻ chọn cách xin lỗi dư luận, còn nếu không ai phát hiện thì… bỏ qua. Thế nhưng, điều dễ dàng nhận thấy là việc xin lỗi cũng không vì mục đích sửa sai mà chỉ để “chữa cháy”, làm nguôi đi cơn giận của người hâm mộ. Cuối cùng, hầu hết các ca khúc đó đều đạt được lượt người xem, người nghe “khủng”, khiến cho cả ca sĩ và nhà sản xuất đều nổi tiếng, dù sự nổi tiếng ấy phải bám vào “tai tiếng”.

Bên cạnh đó, điều đáng nói, khi các trường hợp đạo nhạc bị phát hiện, các tác giả, ca sĩ chỉ lên tiếng chiếu lệ, còn không thấy một nhà chuyên môn, một hội đồng thẩm định hay Cục Bản quyền vào cuộc. Chính vì thế, nhiều người cho qua, tặc lưỡi “nhạc giải trí mà”, thành ra việc đạo nhạc, nhái nhạc trở thành… bình thường và không ít các ca sĩ dính scandal đạo nhái vẫn có mặt ở nhiều giải thưởng âm nhạc.

K.An