Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:

Đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động

11:18 | 27/02/2014

1,336 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cũng giống một số ngành công nghiệp khác như công nghiệp dầu khí, công nghiệp điện, công tác an toàn lao động vẫn là mối lo thường trực nhất, nhận được sự quan tâm đặc biệt và toàn diện từ lãnh đạo các cấp trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Năng lượng Mới số 299

Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm trong ngành khai thác than xảy ra hàng chục vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm chết 30 người và bị thương hàng trăm lao động. Năm 2013 cũng là năm số vụ tai nạn, số người bị thương nặng tăng đột biến.

Báo cáo nhanh từ Ban An toàn - TKV, năm 2013, toàn ngành than để xảy ra 522 vụ TNLĐ, làm 289 người bị thương nặng, 217 người bị thương nhẹ. Các đơn vị để xảy ra nhiều tai nạn nặng nhất trong năm 2013 là các công ty than: Nam Mẫu, Vàng Danh, Hạ Long, Hà Lầm, Thống Nhất, Khe Chàm... Đơn vị để xảy ra tai nạn lao động làm chết nhiều người nhất là Công ty Than Uông Bí (3 vụ, 5 người chết) và Công ty Than Vàng Danh (2 vụ, 4 người chết)...

Khai thác hầm lò sâu trong điều kiện địa chất phức tạp là nguyên nhân dẫn đến TNLĐ ngành than

Riêng với ngành than, các vụ TNLĐ đều xảy ra ở dưới hầm lò, dẫn tới tử vong như: Nổ khí mêtan, ngạt khí, khí độc, bục nước, đổ lò, đá rơi, vận hành các thiết bị cơ điện... Với những người trong ngành than, nổ khí mêtan luôn là nỗi khiếp đảm, bởi nhiệt độ ngay tức thì có thể lên tới ngàn độ C. Trong một lần tâm sự với người viết, nguyên Tổng giám đốc TKV ông Đoàn Văn Kiển nêu rõ, nguyên nhân chính khiến TNLĐ trong khai thác hầm lò có chiều hướng gia tăng là do đặc điểm khắc nghiệt của nghề này là càng về sau, càng phải xuống sâu, trong khi địa tầng, cấu trúc địa chất mỗi ngày một phức tạp, khó lường. Vì thế, áp suất mỏ, cháy nổ khí và bục nước luôn là những nguyên nhân thường trực gây tai nạn.

Ngay trong công tác giáo dục, cũng còn nhiều vấn đề “giáo điều” và chưa theo sát thực tế. Theo ông Kiển, toàn Tập đoàn có hàng nghìn cán bộ an toàn, với một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới, tuy nhiên lượng lớp học, khóa đào tạo, bồi dưỡng về công tác an toàn - sức khỏe - môi trường vẫn chưa thấm sâu vào mỗi người lao động. Với ông Kiển, trong gần 20 năm làm Tổng giám đốc, rồi Chủ tịch Tập đoàn, trừ khi đi công tác nước ngoài, còn ở bất cứ địa phương nào ông cũng về và đến ngay hiện trường.

Theo ông Dương Văn Thìn - Phó ban An toàn sức khỏe môi trường TKV, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, nhưng chủ yếu vẫn là chủ doanh nghiệp chưa chủ động trong việc thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động. Trong khi đó thì người lao động làm việc trong điều kiện không đảm bảo, lại thiếu kỹ năng cùng các biện pháp thực hiện phù hợp để hạn chế, ngăn chặn rủi ro. Thống kê của TKV trên 80% số vụ tai nạn lao động xảy ra là do hành vi không an toàn của người lao động gây ra hoặc do điều kiện làm việc không an toàn dẫn đến hành vi không an toàn cho người lao động.

Do đặc thù của ngành công nghiệp than và khoáng sản, đa số lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, đặc biệt đối với khai thác than hầm lò và sản xuất cung ứng vật liệu nổ công nghiệp… nên trong các chỉ tiêu thi đua hằng năm của các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành than thì bao giờ chỉ tiêu “đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, giảm tai nạn lao động” cũng được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu giảm thiểu tai nạn lao động trong ngành than cũng được thể hiện trong nỗ lực của Chính phủ thông qua việc phê duyệt chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động với mục tiêu đến năm 2015 giảm 5% tần suất tai nạn lao động trong ngành các ngành, lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng, sử dụng điện, cơ khí và hóa chất..

Để giảm bớt số vụ tai nạn lao động trong thời gian tới, lãnh đạo TKV khẳng định, Tập đoàn tập trung vào công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát các công trường, phân xưởng; rút kinh nghiệm sâu rộng mỗi lần xảy ra biến cố… Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là người lao động cần thực hiện công tác tự chủ an toàn bởi theo ông Dương Văn Thìn thì: “Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù có đầu tư về công nghệ, thiết bị kỹ thuật, an toàn, nhưng nếu coi nhẹ, hoặc đơn giản hóa việc giáo dục về quản lý hành vi nâng cao chất lượng huấn luyện và ý thức của người lao động và cán bộ quản lý về an toàn vệ sinh lao động thì sẽ không đạt kết quả cao”.

Bên cạnh đó, TKV luôn xác định công tác huấn luyện, tuyên truyền giáo dục về an toàn vệ sinh lao động là hết sức quan trọng. Do đặc điểm của ngành than rất đa dạng, khó khăn phức tạp, điều kiện làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây cháy nổ, sự cố tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, nên đội ngũ lao động trong ngành không những được đào tạo kỹ lưỡng ban đầu mà còn phải thường xuyên được huấn luyện và đào tạo lại về kỹ thuật, kỹ năng lao động và an toàn để ý thức thường trực trong việc thực hiện các quy trình quy phạm trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, vừa qua, Tổng giám đốc TKV đã ban hành quy định thưởng mục tiêu công tác an toàn và bảo hộ lao động. Theo đó, số lượng các vụ TNLĐ nặng trở lên phải giảm ít nhất 10% so với năm 2009, số người chết do TNLĐ phải thấp hơn 0,6 người/1 triệu tấn than.

P.V