Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Còn nhiều “điểm nóng” trong quản lý lễ hội 6 tháng đầu năm 2015

10:03 | 04/07/2015

1,273 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bộ VH,TT&DL vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 tại 3 điểm cầu: Hà Nội - Đà Nẵng - TP.Hồ Chí Minh.

Qua các báo cáo, công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 trên cả nước đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước.

Nhiều lễ hội tăng cường hệ thống bảng, biển để tuyên truyền và hướng dẫn du khách, sử dụng, hệ thống loa truyền thanh, in tờ gấp, lập website…; các phương án đảm bảo an toàn lễ hội được quan tâm chú trọng; việc quản lý thu - chi tiền công đức, Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội các địa phương đã xây dựng kế hoạch dự kiến thu - chi trong tổ chức hoạt động lễ hội…

Toàn cảnh lễ hội
Toàn cảnh lễ hội

Bên cạnh những tiến bộ, công tác quản lý và tổ chức lễ trong 6 tháng đầu năm 2015 còn tồn tại một số hạn chế: Ở một số lễ hội, Ban Tổ chức chưa thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp giữa các tiểu ban chưa chặt chẽ, chưa kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội trên địa bàn tỉnh; việc quy hoạch, bố trí các công trình phụ trợ phục vụ du khách ở một số di tích, lễ hội còn bất cập, không gian lễ hội quá chật chội, chưa có biện pháp dự báo lượng du khách tham gia lễ hội để có kế hoạch, bố trí sắp xếp và chuẩn bị nhân lực phục vụ du khách; mô hình quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội chưa có sự thống nhất, nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý, dẫn đến cách thức quản lý thiếu thống nhất, một số nơi phát sinh mâu thuẫn về lợi ích trong nội bộ các Ban quản lý, Ban tổ chức lễ hội.

GS.TS Ngô Đức Thịnh: Tâm linh đã bị vật chất hóa
Lễ hội 2015: Cần “trục xuất” bạo lực

Việc cấp phép tổ chức lễ hội chưa được các địa phương giám sát chặt chẽ; vẫn còn biểu hiện thương mại hoá, lợi dụng lễ hội để trục lợi, bán vé vào lễ hội; ý thức của người dân tham gia lễ hội chưa cao; vẫn còn hiện tượng đốt nhiều vàng, mã; đặt tiền lễ không đúng quy định, vứt rác bừa bãi trong khuôn viên di tích, lễ hội như báo chí, dư luận đã nêu; một số địa phương có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý, không kịp thời báo cáo, trao đổi, cung cấp thông tin để xử lý những vấn đề phát sinh, nổi cộm trong tổ chức lễ hội, gây bức xúc trong dư luận.

Một số đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập còn tồn tại như hiện tượng tiếp nhận đồ thờ tự không phù hợp với không gian di tích, một số nghi lễ như “chém lợn” tại lễ hội đình làng Ném Thượng (Bắc Ninh), “đập trâu” tại lễ hội Cầu trâu, cướp lộc tại đền Sóc Sơn (Hà Nội), “cướp phết” Hiền Quan (Phú Thọ)... đã tạo hình ảnh phản cảm với máu mê, gây bức xúc trong dư luận.

Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh
Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu trong thời gian tới các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người tham gia lễ hội; nâng cao vai trò của Ban Tổ chức lễ hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh các hiện tượng tiêu cực, phản văn hóa và xử lý các sai phạm trong công tác tổ chức lễ hội; đặc biệt, công tác vệ sinh môi trường xung quanh di tích phải được quản lý chặt chẽ và đảm bảo sạch sẽ; phải niêm yết công khai giá cả, tránh “chặt chém” du khách; hệ thống hàng quán tại các khu di tích phải được quy hoạch gọn gàng.

Hiện nay, việc quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống đã được phân cấp cho các địa phương. Lãnh đạo các Sở VHTTDL cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo lĩnh vực quản lý và tổ chức lễ hội, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại, buông lỏng quản lý…

Minh Anh

Năng lượng Mới