Chương trình SGK mới ở miền núi: Có tình trạng học trước, quên sau
Giáo viên và học sinh đều nặng
Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Đồng Lâm 2, TP Hạ Long, Quảng Ninh năm nay chỉ có 1 một lớp 1 ở điểm chính, với 29 học sinh.
Trong số đó, có nhiều em hoàn cảnh khó khăn, phải ở lại bán trú. Các em hầu như ít có điều kiện được bố mẹ kèm học ban đêm do bà con đều là dân tộc thiểu số, chủ yếu làm nông.
Em Trịnh Khúc Toán, học sinh lớp 1 của trường cho biết, bố em thường đi làm thuê xa, mẹ bị khuyết tật vận động. Hàng tuần, thầy cô trong trường thay phiên đưa đón em đến ở bán trú tại trường.
“Các em ở bán trú, thầy cô nào rảnh thì kèm thêm ban đêm nhưng hầu như các em chủ yếu tự học”, một giáo viên của trường nói.
Cũng là học sinh lớp 1, em Đặng Bảo Anh, có bố mẹ hoàn toàn làm nông. Em kể, buổi tối toàn tự học bài vì bố mẹ làm nương, về rất muộn.
Theo thầy Vũ Hoàng Luân, Hiệu trưởng nhà trường, các môn học khác rất vừa phải nhưng môn tiếng Việt lớp 1 khá nặng.
Vài tháng đầu triển khai Chương trình SGK mới, một số học sinh miền núi khá khó khăn khi tiếp cận môn tiếng Việt lớp 1. |
Ghi nhận tại giờ học tiếng Việt tại lớp 1, các em học sinh khá khó khăn trong việc đánh vần và ghép từ, đặc biệt nối các từ dài.
Nguyên nhân do đa số học sinh học hết mầm non đều chưa nhận biết được hết mặt chữ cái, khi lên lớp 1 các em chưa quen.
Cùng với đó, lượng kiến thức trong 1 bài học lớn, chẳng hạn như trong một bài học mà học sinh phải học 2 âm, nên các em không theo kịp, mà thời lượng học quá ít, trong 2 tiết phải thực hiện đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Cũng theo thầy Luân, một phần nguyên nhân chương trình sách giáo khoa (SGK) nặng vì đây chủ yếu học sinh dân tộc thiểu số, nhận thức chậm.
Trong khi đó, phụ huynh thiếu rèn giũa, kèm cặp các con vào buổi tối vì dân trí còn thấp.
“Do một số nguyên nhân trên nên vài tháng đầu, cô trò đều ‘lăn lê bò càng’. Có tình trạng một số học sinh học trước quên sau, ‘chữ em trả thầy’ nên phải 'bồi' để làm sao vào bài mới các em hiểu được.
Thầy cô tăng thời gian dạy lên rất nhiều, nhất là trong thời gian đầu. Thực sự lúc đó, giáo viên và học sinh rất nặng.
Còn sau khoảng 6 tuần học, hy vọng cả giáo viên và học sinh dần quen với guồng quay”, thầy Luân cho hay.
Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đọc tốt trong giờ tiếng Việt lớp 1. |
Chia đối tượng học sinh để kèm cặp
Không chỉ nặng với học sinh, Chương trình SGK mới cũng khó khăn với giáo viên trường miền núi.
Để học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất, các giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 cũng dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu SGK mới, từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với các em dân tộc thiểu số khi còn yếu về tiếng Việt.
Cô Bàn Thị Hường, giáo viên chủ nhiệm lớp 1, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Đồng Lâm 2 cho biết, triển khai bất cứ chương trình gì mới cũng khó khăn.
Đặc biệt với trường miền núi như Đồng Lâm 2, các cháu còn nhút nhát rụt rè, phụ huynh chủ yếu làm nông, chưa có điều kiện quan tâm đến học sinh nên giáo viên gặp nhiều khó khăn hơn.
Cụ thể, ở Chương trình SGK mới, các em phải thuộc được bảng chữ cái thì ghép vần nhanh hơn nhưng học sinh ở đây chưa thuộc nên vài tháng đầu cô trò đều chật vật.
Để học sinh nhớ bài tốt hơn, cô Hường đã tìm tòi, tham khảo các cách dạy học của các cô giáo khác bằng cách phân loại đối tượng học sinh trong lớp để kèm cặp kĩ bài học.
“Chẳng hạn trong một bài, những em học tốt, tôi cho đọc hết bài còn những em chậm hơn có thể chỉ đọc các từ và dành thời gian kèm nhiều hơn tới đối tượng này.
Với cách thức đó, sau gần 2 tháng, khoảng 50% học sinh của lớp đã có thể đọc trơn, học sinh giảm bớt tình trạng "học trước quên sau"”, cô Hường nói.
Tại Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long, học sinh lớp 1 nắm bắt khá tốt nhưng nhiều em vẫn chật vật với môn tiếng Việt.
“Một phần do năng lực học tập của từng em nhưng một phần, em nào được bố mẹ kèm cặp tốt sẽ học tốt hơn”, một giáo viên lớp 1 ở đây cho hay.
Để học sinh bắt nhịp tốt hơn với chương trình SGK mới, một số giáo viên trường này cũng phân chia năng lực học sinh để kèm kĩ. Nhờ vậy, trình độ của các học sinh này tiến triển tốt hơn.
Bà Lê Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo cho hay, trong quá trình triển khai, nhà trường cũng thường xuyên kiểm tra, dự giờ và tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tuần để nắm bắt thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
Ngoài ra, nhà trường thường xuyên tổ chức họp các tổ chuyên môn, để các giáo viên thảo luận đưa ra những giải pháp phù hợp, từ khâu thiết kế đồ dùng học tập, bộ chữ cho học sinh đến phương pháp giảng dạy…
Theo Dân trí
-
Hà Nội: Học sinh tựu trường sớm nhất vào ngày 22/8
-
Hà Nội chưa đề xuất phương án cho học sinh lớp 1-6 của 12 quận học trực tiếp
-
Kiểm tra định kỳ với học sinh lớp 1, 2 bằng hình thức trực tiếp
-
Học sinh lớp 1, 2 học bài trên 3 kênh truyền hình quốc gia
-
Không tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ với lớp 1, lớp 2 khi học online
-
Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
-
Thiết kế nội thất Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thể hiện tính dân tộc, văn hóa, truyền thống
-
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
-
[Video] Cảnh sát biển Việt Nam - Indonesia luyện tập chung trên biển
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng