Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cầu Long Biên cần được bảo tồn nguyên trạng

15:18 | 19/02/2014

1,976 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cầu Long Biên là biểu tượng của Hà Nội, là di sản văn hóa ghi dấu sự phát triển của thủ đô cần được bảo tồn và giữ nguyên hiện trạng...

>> Phương án xây cầu vượt sông nào để bảo tồn cầu Long Biên?

Cây cầu lịch sử

Tháng 9/1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Domer đã làm lễ khởi công một cây cầu vắt ngang sông Cái. Cầu được đặt tên viên toàn quyền này, nhưng người Hà Nội vẫn gọi là cầu Long Biên. Tháng 2/1902 cầu được khánh thành, nối liền con đường Hà Nội - Hải Phòng và đặt khúc đường sắt đầu tiên của đường sắt xuyên Việt.

Khi ấy, cầu Long Biên là một cây cầu nổi bật nhất ở Viễn Đông. Cây cầu đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện nổi bật trong thế kỷ XX của dân tộc Việt Nam. Đó là kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, trả lại quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam với hình ảnh đội quân viễn chinh Pháp rút qua cầu Long Biên tháng 10/1954. Và sau đó là những năm tháng chiến tranh ác liệt chống Mỹ, tuy chịu nhiều bom đạn nhưng cầu Long Biên vẫn đứng vững đến ngày nay.

Trải quan hai cuộc kháng chiến, cầu Long Biên vẫn trường tồn.

Cầu Long Biên là một phần của thủ đô Hà Nội, mọi biến cố có tầm vóc quốc gia xảy ra tại Hà Nội đều có sự chứng kiến và tham gia của cây cầu. Từ năm 1965 - 1972, cầu Long Biên hứng chịu 14 trận ném bom của không quân Mỹ, trong đó lần thiệt hại nặng nhất là vào tháng 9/1972 sau trận bom hủy diệt Laser với 3 nhịp cầu gãy gục, 4 cột trụ và 1.500m cầu bị hỏng. Chỉ sau 4 tháng (1/1973) cây cầu nối hậu phương với tiền tuyến của nhân dân Việt Nam đã lại nhanh chóng được sửa chữa, đưa vào sử dụng, không chỉ thông suốt con đường cho xe tăng, súng đạn chi viện tiền tuyến mà còn chứng kiến trọn vẹn niềm hạnh phúc vỡ òa khi miền Nam giải phóng, nước nhà thống nhất.

Hội thảo quốc tế về chủ đề “Cầu và các công trình nghệ thuật bằng kim loại - Di sản, biểu tượng và sử dụng” tổ chức ở Paris đã dành cho cầu Long Biên của Việt Nam một vị trí trang trọng với một phiên thảo luận riêng. Hội thảo đã đi đến sự thống nhất về quan điểm, cần tôn vinh sự hiện diện của cầu Long Biên ở Hà Nội như một biểu tượng của lịch sử, công nghệ, vẻ đẹp cũng như sự trường tồn qua 2 cuộc kháng chiến. Chính phủ Pháp đã tỏ rõ trách nhiệm, ngay sau cuộc hội thảo có công hàm đề nghị bảo tồn cầu Long Biên, dừng xây dựng cầu mới trên vị trí cây cầu lịch sử với nguồn vốn 200 triệu USD do Nhật Bản tài trợ.

Cần bảo tồn nguyên trạng

Tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều ngày 18/2, ông Nguyễn Xuân Tân - Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết: “Bộ Giao thông Vận tải và thành phố Hà Nội đã thống nhất phương án di dời 9 nhịp cầu Long Biên để xây dựng đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quan điểm của Sở Giao thông Vận tải là bảo tồn nguyên hiện trạng cây cầu hơn 100 năm tuổi này và sửa chữa, nâng tải trọng”.

Ông bày tỏ: “Trải qua hơn 100 năm hoạt động, tuy cầu đã xuống cấp, tải trọng yếu nên việc nâng tải trọng là cần thiết. Tuy nhiên, có thể thiết kế đường sắt, đường bộ kết hợp, nhưng về cơ bản phải giữ lại được nguyên trạng, bảo tồn hình ảnh của Hà Nội gắn với cây cầu trải qua hai cuộc kháng chiến trường tồn. Việc sửa chữa một cây cầu không khó, nhưng sửa chữa đi với bảo tồn và tăng tài trọng là một bài toán khó không thể làm ngay được, cần có sự tính toán chu đáo"

Cầu Long Biên cần được bảo tồn nguyên hiện trạng.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 3 phương án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi và bảo tồn cầu Long Biên. Phương án được ưu tiên lựa chọn là cầu Long Biên cũ sẽ được gia cố, sửa chữa theo nguyên bản nhằm khai thác đường bộ hai bên, phục vụ du lịch bãi giữa sông Hồng. 9 nhịp cầu phía nam Hà Nội sẽ được di dời về phía thượng lưu, cách tim cầu cũ 85 m. Phần đường sắt ở giữa sẽ trưng bày đầu tàu hỏa, làm bảo tàng lưu giữ nét cổ kính của cầu Long Biên. Chi phí cho phương án này khoảng 8.849 tỉ đồng.

Cầu Long Biên là một di sản kiến trúc của Hà Nội. Đã là di sản thì giá trị về vật chất và tinh thần là rất lớn. Dù phương án nào được chọn thì cây cầu gắn liền với hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc vẫn sẽ không còn nguyên giá trị gốc. Nếu bảo tồn thì phải giữ nguyên trạng, chứ sao vội đối xử với một công trình có giá trị đến như vậy…?

Thiên Minh