Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) |
Góp ý về dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng, nếu dự thảo Luật Điện lực muốn được thông qua trong một kỳ họp, cơ quan soạn thảo cần phải tập trung hoàn thiện những vấn đề đã rõ ràng, đồng thời nghiên cứu, bổ sung một số điều quan trọng liên quan đến chính sách phát triển năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Ông Cường đề nghị cần bổ sung quy định về phát triển điện gió ngoài khơi, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào lĩnh vực này.
Theo ông Cường, việc phát triển điện gió ngoài khơi có liên quan đến các vấn đề quốc phòng, an ninh và chủ quyền, vì vậy cần quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, bao gồm các địa phương, bộ, ngành. Đặc biệt, các quy định về điều kiện chuyển nhượng dự án và thẩm quyền phê duyệt dự án cần được làm rõ để đảm bảo tính thống nhất và khả thi trong việc triển khai.
Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị cần làm rõ các quy định về bảo vệ môi trường trong các dự án năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, điện rác… để tránh trùng lặp với các quy định hiện hành của Luật Bảo vệ Môi trường.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh, việc bổ sung các cơ chế ưu đãi và phân bổ nguồn lực cho năng lượng tái tạo là cần thiết để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ông cũng đề nghị cần quy định rõ ràng về việc xử lý các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng và các thủ tục liên quan đến việc nâng cấp, tháo dỡ các dự án năng lượng tái tạo.
"Việc khảo sát và phát triển các dự án năng lượng cần được điều chỉnh để đảm bảo tính đồng bộ với các luật liên quan, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp," ông Cường cho biết thêm.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ tháo gỡ khó khăn cho năng lượng tái tạo
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực. Theo đại biểu Sơn, mặc dù ngành điện đã đạt được thành công nhất định trong việc thu hút đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, nhưng cơ chế, chính sách, thủ tục hiện tại vẫn còn nhiều vướng mắc. Ông Sơn kỳ vọng, dự thảo Luật sửa đổi sẽ giúp tháo gỡ những nút thắt này và thúc đẩy các doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án năng lượng mới, năng lượng tái tạo, phát triển mạnh mẽ hơn.
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) |
"Việc sửa đổi Luật Điện lực không chỉ giải quyết những vấn đề hiện tại mà còn hướng tới việc thực hiện cam kết của Việt Nam trong việc đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050", ông Sơn nhấn mạnh.
Tại Bến Tre, nhiều dự án năng lượng tái tạo đã được triển khai và bước đầu phát huy hiệu quả kinh tế, đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương và cung cấp điện cho lưới điện quốc gia. Điển hình, ngành điện đã góp phần quan trọng trong việc phát triển thủy sản công nghệ cao, đặc biệt là nuôi tôm công nghệ cao. Ông Sơn cho biết, nếu không có điện, sản lượng tôm của tỉnh sẽ không đạt được như kỳ vọng. Vì vậy, phát triển bền vững ngành điện là yếu tố then chốt để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.
Huy Tùng
- Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi
- Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
- Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
- Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện
- PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi
-
Nguồn lực cho chiến lược tăng trưởng xanh chưa rõ ràng
-
TS. Ngô Đức Lâm: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero