Xe nhập khẩu từ Thái Lan sẽ được “rộng cửa” vào Việt Nam?
Nghị định 116/2016 được đánh giá là hàng rào kỹ thuật để bảo hộ cho lắp ráp và sản xuất xe trong nước trong bối cảnh Việt Nam gia nhập đầy đủ các thỏa thuận về mảng ôtô trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). |
Trao đổi với báo giới Thái Lan, ông Sontirat Sontijirawong - Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan cho biết tại cuộc họp thứ 3 hồi đầu tháng 8 vừa qua của Ủy ban Hỗn hợp về thương mại Việt Nam - Thái Lan (JTC) rằng hai nước đã đồng ý về nguyên tắc Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) cho các tiêu chuẩn ôtô, do Thái Lan đề xuất và (phía Việt Nam) cam kết sẽ chuyển đề xuất cho Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam.
Người đứng đầu cơ quan thương mại của Thái Lan nhận định đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Việt Nam đã đồng ý với đề xuất này. Và đại diện chính phủ Thái Lan - Sontirat Sontijirawong cũng cho biết "bước tiếp theo là giao cho các đơn vị có trách nhiệm tổ chức các cuộc đàm phán kỹ thuật với Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam để cùng tiến hành MRA".
Thỏa thuận này sẽ tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian cũng như các chi phí cho các nhà xuất khẩu ô tô của Thái Lan vào Việt Nam khi quá trình kiểm định và thử nghiệm không phải lặp lại tại các cảng của Việt Nam theo các quy định từ Nghị định 116/2016.
Đầu năm 2018, các nhà sản xuất ô tô tại Thái Lan đã tạm dừng xuất khẩu nhiều xe vào Việt Nam do tác động của Nghị định 116 thắt chặt kiểm tra đối với ô tô nhập khẩu, khiến thời gian kiểm định theo lô lên tới 30-45 ngày, thay vì chỉ 3-4 ngày trước đó. Quy định này được ban hành sau khi Việt Nam thông báo miễn thuế nhập khẩu đối với ô tô từ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN vào tháng 10/2017.
Về phía Việt Nam, đại diện bộ Công thương nằm trong Ủy ban Hỗn hợp về thương mại Việt Nam - Thái Lan (JTC) xác nhận cũng đã nhận được đề xuất này và đã chuyển tới các cơ quan hữu quan để xem xét và nghiên cứu.
Đại diện một nhà sản xuất ôtô tại Thái Lan - ông Morikazu Chokki - Chủ tịch kiêm CEO của Mitsubishi Motors Thái Lan đánh giá: “Những động thái tích cực của chính phủ 2 nước sẽ cho phép các nhà sản xuất, trong đó có Mitsubishi tăng sản lượng xuất khẩu sang Việt Nam trong tương lai gần.”
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 7/2017 tại Hà Nội, Tổng giám đốc điều hành Mitsubishi Motors, ông Osamu Masuko, khẳng định Việt Nam là thị trường gần 100 triệu dân, có môi trường đầu tư hấp dẫn do đó Tập đoàn muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Mitsubishi Motors đã phát triển thị trường ở ASEAN từ nhiều năm qua (gồm các nhà máy ở Thái Lan, Indonesia và Philippines) và Việt Nam là thị trường thứ 4 mà Tập đoàn muốn đẩy mạnh phát triển trong khu vực. Hiện Liên minh hợp tác Nissan-Mitsubishi đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam và đang lựa chọn địa điểm đặt nhà máy.
Hiện nhà máy sản xuất của Mitsubishi tại tỉnh Chon Buri, Thái Lan chịu trách nhiệm xử lý các lô hàng xe xuất khẩu trên toàn khu vực Đông Nam Á. Năm ngoái, Mitsubishi Thái Lan đã xuất khẩu 5.700 xe vào thị trường Việt Nam.
Tại Việt Nam, ôtô từ 9 chỗ trở xuống nhập khẩu vào VIệt Nam từ ASEAN chủ yếu là từ Thái Lan và Indonesia, với khá nhiều chủng loại, như xe nhỏ cho thành phố, crossover, SUV và đặc biệt là toàn bộ phân khúc xe bán tải.
Theo Dân trí
Dự báo “bùng nổ” tiêu thụ ô tô nhập vào cuối năm nay! |
Hãng xe "mông má" để câu khách; Xe ngoại chẳng ngại "tháng cô hồn" |
-
[Infographic] Ô tô nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 9/9: Ô tô nhập khẩu “quay đầu” sụt giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 25/7: Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 12/5: NHNN khuyến cáo người dân thận trọng khi giao dịch vàng
-
Tin tức kinh tế ngày 7/4: Ô tô lắp ráp trong nước và nhập khẩu đồng loạt tăng vọt
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11