Vốn đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng tích cực
Đáng chú ý, số dự án mới được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư trong tháng 1 năm nay tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ. Trong đó có những dự án đầu tư lớn như: Dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Trung Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 260 triệu USD tại Nghệ An.
Nhiều dự án, đơn hàng được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngay trong tháng đầu năm |
Dự án thương mại và dịch vụ GE Việt Nam (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 216,9 triệu USD tại Bắc Ninh. Dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (JNTC - Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 163 triệu USD tại Phú Thọ.
Nếu xét về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP HCM, Hà Nội. TP HCM vẫn đang dẫn đầu cả nước về số dự án mới, số lượt dự án điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần.
Theo đánh giá của PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn “đỉnh dịch” nhờ chiến dịch phủ xanh vaccine thần tốc cũng như các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước trong cải cách và gia tăng đầu tư công. Đặc biệt, những tín hiệu sáng như xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Từ đó chỉ ra những cơ hội cũng như những thách thức để cộng đồng doanh nghiệp (DN) có thể vững tâm đầu tư, sản xuất.
Mới đây, trang tin ETF Trends (Mỹ) và hãng tin Sputnik (Nga) có bài viết đánh giá tiềm năng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh các nước vẫn đang chiến đấu với dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Việt Nam đang được chú ý nhiều hơn với kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.
Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), hơn 56% DN nhận định triển vọng lợi nhuận kinh doanh được cải thiện trong năm 2022; 55,3% DN mong muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Tương tự, các DN châu Âu kết thúc năm 2021 với tinh thần tích cực và lạc quan hơn về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam. Lãnh đạo các DN cũng tin tưởng hơn về triển vọng phát triển DN trong thời kỳ “bình thường mới” này. Do đó, 43% DN có kế hoạch tăng đầu tư vào quý đầu tiên của năm 2022, so với tỷ lệ 17% trong 3 tháng trước đây.
Trong tháng 1/2022, có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 666 triệu USD, chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 481 triệu USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ. Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong tháng 1/2021. |
M.C
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024
-
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,0% trong năm 2024
-
Thu hút đầu tư vào nông nghiệp xanh: Cần những cơ chế hỗ trợ đột phá
-
Hai kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam 2024