Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất

15:05 | 24/03/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) -   Theo báo cáo của WHO, năm 2018, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.  
viet nam dung thu 16 trong 30 nuoc co so nguoi benh lao cao nhatWHO báo động khẩn cấp về bệnh lao
viet nam dung thu 16 trong 30 nuoc co so nguoi benh lao cao nhatViệt Nam là quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao
viet nam dung thu 16 trong 30 nuoc co so nguoi benh lao cao nhatCẩn trọng với bệnh lao màng não

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị giao ban hoạt động phòng, chống lao năm 2018 và phương hướng hoạt động năm 2019 của Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình Phòng, chống lao quốc gia diễn ra m tại Hà mới đây tại Hà Nội.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thời gian qua, công tác phòng, chống lao mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng chính trên toàn cầu. WHO ước tính, năm 2017, trên toàn cầu có khoảng 10 triệu người mới mắc lao hàng năm (khoảng 9-10 triệu người); 9% trong số đó có đồng nhiễm lao/HIV.

viet nam dung thu 16 trong 30 nuoc co so nguoi benh lao cao nhat
Một bệnh nhân lao cao đang được bác sĩ thăm khám

Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao, và có thêm khoảng 300.000 ca tử vong do đồng nhiễm lao/HIV. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Năm 2017, trên toàn cầu ước tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,5% trong số bệnh nhân mới và là 18% trong số bệnh nhân điều trị lại.

PGS.TS Lê Văn Hợi, Phó Chủ nhiệm Chương trình phòng chống lao quốc gia cho biết, xu hướng dịch tễ bệnh lao trên toàn cầu nói chung đang có xu hướng giảm với tỷ lệ mắc lao mới giảm trong khoảng thời gian dài và có tốc độ giảm khoảng 2%/năm. Trong Chiến lược kết thúc bệnh lao đã được ban hành, WHO đã đưa ra mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trên toàn cầu đến năm 2020 giảm 20% số người bệnh mắc lao mới và 35% số người tử vong vì lao so với năm 2015; đến năm 2025 sẽ giảm tương ứng là 50% và 75%. Như vậy, tốc độ giảm những ca mắc mới sẽ cần phải tăng lên từ 4-5% mỗi năm vào năm 2020 và tăng lên 10% vào năm 2025.

WHO và Chương trình Chống lao quốc gia cũng đã ước tính tỷ lệ mắc lao tại Việt Nam giảm khoảng 3,8% hàng năm (từ 2007-2017), tỷ lệ lao mới mắc giảm khoảng 3% hàng năm và tỷ lệ tử vong do lao giảm khoảng 4% hàng năm.

Hiện nay, trên cả nước có 48/63 tỉnh, thành đã thành lập bệnh viện Phổi, bệnh viện Lao và bệnh Phổi. Chương trình chống lao quốc gia vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% số quận, huyện và 100% số xã, phường. Tỷ lệ dân số được chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%.

Riêng trong năm 2018, số liệu phát hiện của Chương trình chống lao quốc gia có xu hướng giảm về số bệnh nhân lao các thể (3.657 bệnh nhân). Số bệnh nhân lao mới có bằng chứng vi khuẩn học giảm so với năm 2017 (1.051 bệnh nhân).

Về hoạt động điều trị, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB dương tính mới được duy trì (87,2%) đạt mục tiêu của WHO đề ra là trên 85%, tuy nhiên con số này chưa đạt được mục tiêu của Chương trình chống lao quốc gia là trên 90%.

Bên cạnh đó, duy trì và tiếp tục triển khai hệ thống thu thập, quản lý thông tin, báo cáo trên internet từ tuyến tỉnh và mở rộng triển khai ở trên 857 huyện và các điểm tương đương; triển khai thành công việc lập Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống lao hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Theo báo cáo của WHO, năm 2018, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Hiện vẫn chưa tầm soát hết các đối tượng nghi lao kháng đa thuốc, tỷ lệ người được xét nghiệm trong số nghi kháng đa thuốc còn hạn chế tại nhiều địa phương. Tỷ lệ điều trị thành công ở một số địa phương chỉ ở mức 68%, chưa đạt được chỉ tiêu 76% như kế hoạch.

Bên cạnh đó, sự hợp tác để phát hiện lao trẻ em giữa Chương trình chống lao quốc gia và các cơ sở nhi khoa ở tỉnh và huyện chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Địa bàn triển khai rộng, thiếu cán bộ cả về số lượng và năng lực. Ngoài ra, công tác chống lao trong trại giam còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa sử dụng hiệu quả trang thiết bị chẩn đoán và điều trị lap trong khi tỷ lệ bệnh lao, lao kháng đa thuốc, đồng nhiễm lao/HIV trong trại giam cao, công tác phát hiện còn thấp…

Nguyễn Hưng