Vận tải hành khách đường thủy nội địa hoạt động như thế nào từ 1/10?
Như đã đưa tin, Bộ GTVT đã ban hành hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vận tải hành khách 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) có hiệu lực từ 1/10.
Theo kế hoạch này, đối với hoạt động vận tải hành khách đường thủy, Bộ GTVT giao Sở GTVT hai đầu bến thủy căn cứ vào tình hình dịch tại địa phương để thống nhất về số chuyến hoạt động và tỷ lệ giãn cách ghế trên phương tiện thủy theo nguyên tắc tương ứng với nguy cơ cấp dịch được quy định tại văn bản trên.
Điều kiện bắt buộc là các đơn vị vận tải, chủ phương tiện; phương tiện, thuyền viên và người phục vụ trên phương tiện thủy; cảng, bến thủy phải đảm bảo các điều kiện cụ thể được đưa ra.
Cụ thể, đơn vị vận tải, chủ phương tiện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 theo quy định.
Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19; sau mỗi chuyến đi và hàng ngày phải vệ sinh khử khuẩn phương tiện, bố trí dung dịch sát khuẩn tay trên phương tiện…
Đảm bảo an toàn và phòng chống dịch cho hành khách trên lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa. |
Đối với thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện và tại cảng, bến thủy cần tuân thủ quy định phòng dịch 5K của Bộ Y tế; xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng PCR hoặc test kháng nguyên nhanh) trong trường hợp có ho, sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
Cũng đối tượng này, tại các địa phương/vùng có nguy cơ trung bình (Cấp 2) và nguy cơ cao (Cấp 3) phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hằng tuần (7 ngày/lần). Với người đã tiêm 1 liều vắc xin sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng sẽ không yêu cầu xét nghiệm.
Phương tiện vận tải khách phải bảo đảm yêu cầu về an toàn kỹ thuật, sát khuẩn sau mỗi chuyến đi và trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn y tế cho hành khách.
Cũng theo hướng dẫn của Bộ GTVT, các cảng, bến thủy cần xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách ra vào cảng, bến bảo đảm an toàn vận tải và phòng chống dịch Covid-19.
Tại các cảng, bến thủy phải bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR. Tổ chức điểm xét nghiệm bằng test kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng.
Thực hiện bố trí giãn cách hành khách tại phòng chờ, lên xuống phương tiện; trường hợp phát hiện thuyền viên, nhân viên hoặc hành khách có biểu hiện ho, sốt, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý.
Yêu cầu hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch; niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng để thông tin khi có vi phạm về phòng chống dịch.
Nhân viên tại cảng, bến có hoạt động tiếp xúc với phương tiện thủy, hành khách phải khai báo y tế theo quy định. Đồng thời, tại địa phương Cấp 2, 3 thực hiện xét nghiệm y tế như đối với thuyền viên.
Đối với hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải đường thủy nội địa, tuyến từ bờ ra đảo phải tuân thủ “Thông điệp 5K” và khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Xuân Hinh
-
Giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư để phát triển giao thông xanh bền vững
-
Phê duyệt Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên
-
Năm 2024 đảm bảo có đủ trạm dừng nghỉ trên cao tốc
-
Đến năm 2030, nhu cầu đầu tư hạ tầng hàng hải cần khoảng 351.500 tỷ đồng
-
Bộ Giao thông vận tải điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo
-
Quảng Ngãi: Các khu vực đỗ xe tránh mưa lũ
-
Đường sắt Việt Nam bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
-
Thiết kế nội thất Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thể hiện tính dân tộc, văn hóa, truyền thống
-
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025