Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: "Tôi không chọn mì gói để khởi nghiệp"
Sáng nay 24/4, Tập đoàn Masan đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niêm 2019. Chia sẻ với cổ đông, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan cho biết một người bạn của ông đã đặt câu hỏi vì sao một người học về vật lý hạt nhân như ông lại đi buôn mì gói.
"Tôi không chọn mì gói, mà bối cảnh dẫn chúng tôi đến lựa chọn này. Hơn 20 năm trước, chúng tôi đói và chỉ mong được ấm bụng với một gói mì gói. Trong cuộc sống, mỗi người đều muốn tìm cho mình một thứ để cảm giác cuộc sống tốt đẹp hơn.
Rồi chúng tôi phát hiện ra không chỉ người Việt Nam đói, cần gói mì, mà 150 triệu người Nga không dùng khoai tây, và cũng cần gói mì để giải quyết cơn đói lòng. Đó là cách Masan bắt đầu sự nghiệp", ông chủ Masan tâm sự.
Chia sẻ với cổ đông, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan cho biết một người bạn của ông đã đặt câu hỏi vì sao một người học về vật lý hạt nhân lại đi buôn mì gói. |
Và theo chia sẻ của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thì: "Masan không hoàn hảo và không phải người giỏi nhất. Masan luôn học hỏi từ thảo luận của mọi người". Masan muốn Keep Going (khẩu hiệu của tập đoàn này) và con đường đang đi rất nhiều chông gai, thử thách.
Thông tin do ông Danny Le, thành viên HĐQT Masan cung cấp tại đại hội sáng nay cho hay, trong năm 2018 trung bình mỗi người tiêu dùng Việt Nam chi 17 USD cho các sản phẩm của Masan. Năm 2018, kết quả tổng doanh thu của tập đoàn là 1,7 tỷ USD.
Trong đó, mảng gia vị của Masan vẫn đạt kết quả tăng trưởng 35% và chiếm hơn 65% thị phần toàn thị trường. Năm 2019, Masan đặt mục tiêu tăng trưởng mảng kinh doanh này ở mức chỉ trên 10%.
Năm nay, tập đoàn Masan đặt mục tiêu mỗi người tiêu dùng Việt sẽ chi 19-21 USD/năm cho các sản phẩm của mình. Doanh thu mục tiêu của toàn tập đoàn là 1,9-2,1 tỷ USD, tăng trưởng 18-31% so với năm 2018.
Trong dài hạn, ông Danny Le khẳng định Masan hướng tới mục tiêu 5 tỷ USD doanh số, khi đó mỗi người Việt sẽ chi khoảng hơn 50 USD cho các sản phẩm của Masan.
Riêng năm 2019, Masan đặt mục tiêu tăng doanh thu thuần 20-30%, đạt mức từ 45.000 - 50.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty đạt 5.000 - 5.500 tỷ đồng, tăng 40-60% so với năm 2018 (trong điều kiện đã loại bỏ thu nhập bất thường 1.438 tỷ đồng từ đánh giá lại khoản đầu tư vào Techcombank - lợi nhuận thực tế của năm 2018 là 4.916 tỷ đồng).
Theo Dân trí
-
Tin tức kinh tế ngày 17/11: Tỷ giá dự báo còn "căng thẳng" đến cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 16/11: Thu ngân sách gần “về đích”
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11