Người giàu nhất Việt Nam mất 13 nghìn tỷ đồng; 4 người còn lại nhận lương bao nhiêu?
Thắng vụ “bốc hơi 245 tỷ đồng tiền gửi” cổ phiếu lại “tươi”
Ngày 19/4, TAND Cấp cao tại TPHCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” xảy ra tại Eximbank chi nhánh TPHCM.
Toà án cấp phúc thẩm đã tuyên bố chấp nhận một phần kháng cáo của bà , buộc Eximbank TP HCM trả bà Bình hơn 115,4 tỷ đồng tiền lãi phát sinh tới nay. HĐXX kết luận ngân hàng áp dụng cách tính lãi không kỳ hạn đối với 3 sổ tiết kiệm đứng tên bà Chu Thị Bình là trái quy định Ngân hàng Nhà nước ban bố.
Vụ "245 tỷ đồng tiết kiệm bị bốc hơi" của đại gia Chu Thị Bình tại Eximbank gây xôn xao dư luận suốt 18 tháng qua |
Trước đó, theo kết luật của HĐXX toà sơ thẩm, Eximbank phải tất toán 245 tỷ đồng cũng lãi phát sinh là 103 tỷ đồng cho bà Chu Thị Bình.
Tuy nhiên, bà Bình kháng cáo yêu cầu Eximbank tất toán 103 tỷ đồng (tiền lãi 3 sổ tiết kiệm) theo quyết định từ cấp sơ thẩm; 16 tỷ đồng tiền phạt chậm trả lãi và đề nghị xem xét trách nhiệm tổng giám đốc, quản lý Eximbank TPHCM.
Còn phía ngân hàng thì đề nghị xem xét trách nhiệm của bà Chu Thị Bình đối với thiệt hại xảy ra khi cho rằng bà Bình có lỗi khi ký khống một số giấy tờ nên Lê Nguyễn Hưng mới có điều kiện chiếm đoạt tiền. Eximbank TPHCM sau đó đã tất toán số tiền gốc cho bà Bình nhưng lại giữ lại khoản lãi phát sinh.
Bà Chu Thị Bình là Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú. Chồng bà Bình là “vua tôm” Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Minh Phú. Phiên hôm qua, MPC đã tăng 0,46% lên 43.300 đồng sau hai phiên giảm mạnh trước đó.
Công ty nhà Cường đô la quyết giải thể, rút vốn khỏi hàng loạt doanh nghiệp
Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) của bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ Cường Đôla) vừa công bố thông tin cho biết sẽ rút toàn bộ vốn tại công ty con giải thể do hoạt động không hiệu quả. Cụ thể, QCG sẽ giải thể công ty con là Công ty CP Bất động sản Hiệp Phát có trụ sở tại số 26 Trần Quốc Thảo, quận 3, TPHCM do công ty này hoạt động không hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ của Cường đôla) đang "căng mình" điều hành công ty vượt qua khó khăn |
Theo dữ liệu trong báo cáo tài chính thì trước khi rút vốn, QCG sở hữu 90% vốn tại Công ty Bất động sản Hiệp Phát, tương ứng giá gốc đầu tư 134,3 tỷ đồng.
Trước đó, tại ngày 31/12/2018, QCG cũng đã hoàn tất việc chuyển nhượng 49,9% vốn cổ phần tại Công ty Cổ phần Bất động sản Sông Mã. Qua đó, QCG còn nắm giữ 49,9% quyền sở hữu và quyền biểu quyết tại Công ty CP Bất động sản Sông Mã và khoản đầu tư này trở thành khoản đầu tư vào công ty liên kết.
Với sự thay đổi này, QCG hiện nắm giữ 74,45% quyền sở hữu và quyền biểu quyết trong Công ty CP Giai Việt, trong đó 50% quyền biểu quyết trực tiếp và 24,45% quyền biểu quyết gián tiếp thông qua Công ty CP Sông Mã.
Người giàu nhất Việt Nam mất 13 nghìn tỷ
Phiên giao dịch ngày 18/4 là phiên thứ 4 liên tục cổ phiếu VIC giảm giá, với tổng mức giảm từ phiên 12/4 tới thời điểm hết phiên sáng nay là 7.000 đồng mỗi cổ phiếu. Sáng nay mã này giảm 2.000 đồng tương ứng 1,8% còn 108.000 đồng/cổ phiếu.
Với mức sụt giảm này, vốn hoá thị trường của Vingroup đã bị “bốc hơi” tới 22.341,35 tỷ đồng còn giá trị tài sản của Chủ tịch Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng cũng bị sụt mất 13.056 tỷ đồng chỉ sau ít ngày.
Theo thống kê của Forbes, hiện giá trị khối tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đạt 7,5 tỷ USD.
Ông Trần Bá Dương tính chi hơn 1.000 tỷ đồng “chơi cổ phiếu” công ty bầu Đức
Phiên giao dịch ngày 17/4, sau chuỗi giao dịch không mấy thuận lợi, cổ phiếu HNG của Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) bứt tốc tăng mạnh 700 đồng tương ứng 4,6% lên 15.800 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch chỉ mới hết phiên sáng mà đã gấp 7 lần so với phiên hôm qua, đạt hơn 2,3 triệu đơn vị.
Thaco công khai mục đích mua cổ phiếu HNG là "đầu tư tài chính" |
Cổ phiếu HAG của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng đạt được mức tăng 3,4% lên 5.470 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh cao, đạt gần 3,6 triệu đơn vị.
Cặp cổ phiếu này diễn biến tích cực sau khi Công ty CP Ôtô Trường Hải (Thaco) có thông báo đăng ký mua 69,7 triệu cổ phiếu, tương đương 7,86% vốn điều lệ HAGL Agrico với mục đích được công khai là “đầu tư tài chính”. Thời gian thực hiện từ 23/4 đến 22/5 theo theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Hiện Thaco chưa sở hữu cổ phần tại HNG.
Tính theo thị giá của HNG hiện nay thì để sở hữu số cổ phiếu HNG nói trên, doanh nghiệp của tỷ phú Trần Bá Dương sẽ phải dự chi khoảng 1.098 tỷ đồng.
Các tỉ phú USD người Việt nhận lương bao nhiêu?
Trong 5 tỉ phú USD người Việt, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang là người được trả thù lao và lương cao nhất khi giữ vị trí lãnh đạo tại 2 doanh nghiệp lớn.
Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng sẽ nhận trung bình gần 1,4 tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 116 triệu/tháng. Bà Thảo được trả gần 5,9 tỷ đồng thù lao và lương trong năm qua.
Theo áo cáo tài chính của Techcombank mới đây tiết lộ mức thù lao mà ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch ngân hàng, nhận được trong năm vừa qua ở mức 2,7 tỷ đồng.
Còn ông Trần Bá Dương - Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) hiện sở hữu 1,7 tỷ USD, xếp thứ 1.349 thế giới nhưng mức thù lao của ông này vẫn chưa được tiết lộ.
Công ty Diệp Bạch Dương tiếp tục có tên trong "danh sách đen" ngành thuế
Cục thuế TPHCM vừa công khai danh sách thông tin các doanh nghiệp nợ tiền thuế kỳ 2/2019.
Đáng chú ý trong đó, ông ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương, do nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp làm người đại diện pháp luật vừa bị khởi tố cách đây không lâu đứng Top 21 đơn vị nợ thuế với số tiền nợ thuế là 36 tỷ đồng.
Theo Dân trí
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên