Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?

09:48 | 31/03/2023

1,308 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giữa lúc thị trường ngân hàng toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn Masan thông báo vẫn giải ngân thành công 375 triệu USD thuộc phần bảo lãnh của khoản vay hợp vốn trị giá 650 triệu USD được ký vào tháng 2/2023. Đáng chú ý, Masan sẽ cân đối tài chính như thế nào trong 2023 khi tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Masan tiếp tục chào bán 1.500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúngTập đoàn Masan tiếp tục chào bán 1.500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng
Tập đoàn Masan: Nợ ròng hơn 53.000 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận lao dốcTập đoàn Masan: Nợ ròng hơn 53.000 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận lao dốc

Masan giải ngân thành công đợt 1 khoản vay hợp vốn 650 triệu USD

Mới đây, CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) công bố giải ngân thành công đợt đầu với giá trị 375 triệu USD, thuộc phần bảo lãnh của khoản vay hợp vốn trị giá 650 triệu USD, tương đương hơn 15.000 tỷ đồng được ký vào tháng 2 năm 2023 (khoản vay hợp vốn năm 2023).

Công ty đặt mục tiêu sử dụng toàn bộ khoản vay hợp vốn này bằng quyền chọn “greenshoe” đối với khoản 275 triệu USD còn lại vào cuối năm nay.

Gói tín dụng được bảo lãnh phát hành, thu hút sự tham gia của các bên cho vay chính và Quản lý sổ đăng ký đầu tư bao gồm Ngân hàng BNP Paribas, Credit Suisse, HSBC, Standard Chartered và Ngân hàng United Overseas.

Khoản vay bằng USD có lãi suất cộng thêm 3,5% với lãi suất tham chiếu SOFR, tương đương lãi suất 8,0% mỗi năm. Với thời hạn 5 năm, khoản vay hợp vốn năm 2023 sẽ giúp Masan gia tăng nguồn vốn dài hạn và củng cố thanh khoản.

Khi lãi suất giảm và thị trường vốn ổn định, ban điều hành Masan sẽ tiếp tục tối ưu hoá bảng cân đối kế toán, giảm chi phí lãi vay và giảm nợ thông qua các bước thực thi chiến lược trong thời gian sắp tới.

Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?
Nguồn ảnh: Tập đoàn Masan///kinhtexaydung.gn-ix.net/

Có thể thấy, trước những biến động gần đây của thị trường ngân hàng toàn cầu, việc Tập đoàn Masan giải ngân thành công phần bảo lãnh của khoản vay hợp vốn năm 2023 đã khẳng định sự tin tưởng của các tổ chức tài chính vào nền tảng kinh doanh vững chắc và hồ sơ tín dụng lành mạnh của Masan.

Trước đó, Tập đoàn Masan cũng đã giải ngân thành công toàn bộ khoản vay hợp vốn 600 triệu USD vào quý 4/2022.

Trước khi giải ngân khoản vay hợp vốn năm 2023, Masan có 17.147 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền (bao gồm các khoản đầu tư), cho phép công ty đầu tư vào các sáng kiến phục vụ tăng trưởng và thanh toán tất cả các khoản nợ đáo hạn trong thời gian sắp tới.

Ở diễn biến khác, ngày 9/3 vừa qua, Tập đoàn Masan đã thanh toán 3.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành vào năm 2020 và đáo hạn ngày 9/3/2023.

Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?

Theo báo cáo thường niên năm 2022, tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ của Masan là 70.993 tỷ đồng, với số dư tiền và các khoản tương đương tiền đạt 17.512 tỷ đồng. Tỷ lệ tổng nợ/EBITDA hợp nhất của Masan đạt 3,7 lần tính đến cuối tháng 12/2022.

Trong vòng 12 tháng tới, Tập đoàn Masan sẽ tập trung vào việc củng cố bảng cân đối kế toán và cân đối chỉ số đòn bẩy thông qua các giải pháp sau, đồng thời duy trì mức Nợ ròng/EBITDA mục tiêu dưới 4,5 lần: Hệ số tài chính dự kiến sẽ được cải thiện với tỷ trọng EBITDA cao hơn từ WCM, MCH và MML trong năm 2023 so với năm 2022; Giảm nợ tại MSN và các công ty con bằng cách tận dụng dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh và cải thiện chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của vốn lưu động; Tìm kiếm các giải pháp chiến lược của công ty để giảm mức nợ ròng.

Năm 2023, Tập đoàn Masan dự đoán 6 tháng đầu năm sẽ là giai đoạn rất khó khăn khi lạm phát, lãi suất và rủi ro suy thoái vẫn ở mức cao. Những làn sóng vĩ mô sẽ làm giảm tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như tạm thời làm chậm lại các động lực tăng trưởng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm, công ty kỳ vọng nền kinh tế phục hồi trở lại nhờ vào lãi suất thấp hơn, tín hiệu tích cực từ vốn FDI giải ngân, khách du lịch quốc tế và giải ngân đầu tư công.

Doanh nghiệp, sẽ giám sát chặt chẽ những yếu tố tác động để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, vận hành nhằm đảm bảo về dòng tiền và lợi nhuận.

Trong dài hạn, Masan nhận định mức tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ bộ phận người tiêu dùng trẻ, thuộc tầng lớp trung lưu và thành thạo công nghệ. Bộ phận người tiêu dùng này đang thúc đẩy tạo ra những hành vi mới với sản phẩm, địa điểm và cách thức mua sắm hàng hóa của mình.

Trong một báo cáo phân tích về Tập đoàn Masan, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, mức tiêu thụ yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bán lẻ tiêu dùng của Masan trong năm nay. Ngoài ra, công ty còn phải đối mặt với chi phí tài chính cao hơn trong ngắn hạn do lãi suất cao hơn và việc mở rộng cửa hàng không hiệu quả đối với WinCommerce và Phúc Long Heritage.

Đơn vị phân tích dự phóng, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Masan Consumer Holdings sẽ thấp hơn 3% trong giai đoạn 2023 - 2024 và tỷ suất lợi nhuận gộp có thể giảm 30 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm 2023.

Ngoài ra, VCSC dự phóng, năm nay, doanh thu của Masan tăng 14% lên 86.963 tỷ đồng so với năm 2022. Doanh thu có thể đạt lần lượt 99.096 tỷ đồng, 121.697 tỷ đồng vào năm 2024, 2025. Song, lãi ròng của công ty có thể giảm 20% so với cùng kỳ xuống 2.844 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh sẽ được cải thiện trong giai đoạn 2024 - 2025 với lãi ròng lần lượt đạt 5.122 tỷ đồng và 8.362 tỷ đồng.

Trong khi đó, tại báo cáo thường niên năm 2022, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất năm 2023 sẽ đạt từ 90.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 18% và 31% so với mức 76.189 tỷ đồng vào năm 2022.

Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 30/3, cổ phiếu MSN của Công ty Cổ phần tập đoàn Masan giao dịch ở mức 78.800đ/cp, giảm 400đ/cp so với phiên giao dịch ngày 29/3.

Được biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) có tiền thân là Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San được thành lập vào năm 2004. MSN là công ty quản lý vốn đầu tư và tài sản, chủ yếu là các cổ phần của những công ty khác, hiện nay bao gồm cổ phần của Công ty Cổ phần Thực phẩm Ma San (Masan Food) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

//kinhtexaydung.gn-ix.net/

Huy Tùng - Trang Bùi