Tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên, Việt Nam được gì?
Vì sao chọn Việt Nam?
AFP cho rằng có 3 yếu tố chính khiến cả Mỹ và Triều Tiên chọn Việt Nam làm điểm tổ chức thượng đỉnh lần hai. Thứ nhất, Việt Nam có quan hệ ngoại giao ổn định với Triều Tiên, Mỹ và cả Hàn Quốc.
AFP đưa tin về cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un tại Hà Nội |
Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, trong vài năm trở lại đây, ngày càng trở nên nồng ấm, không chỉ về mặt kinh tế với việc hai nước đang trở thành bạn hàng ngày càng quan trọng của nhau, mà bên cạnh đó còn có cả mặt chính trị, an ninh.
Thứ hai, Việt Nam có điều kiện chính trị, an ninh ổn định, thuận lợi cho việc di chuyển của cả Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Và kèm theo đó là Việt Nam đã có kinh nghiệm tổ chức thành công rất nhiều sự kiện lớn mà gần đây nhất là hội nghị thượng đỉnh APEC vào năm 2017.
Cuối cùng, Việt Nam là quốc gia có nhiều bài học về cải cách, mở cửa kinh tế mà Triều Tiên đang muốn áp dụng và tỏ ý muốn áp dụng.
Việt Nam được gì từ hội nghị này?
Theo nhận định của hãng thông tấn Pháp, qua hội nghị này Việt Nam sẽ cải thiện được hơn nữa hình ảnh của mình trên trường quốc tế như là một quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc kể từ sau Chiến tranh Lạnh và sẵn sàng chia sẻ những bài học sau quá trình cải cách đó với các quốc gia đang tìm cách cải cách như là Triều Tiên. Đồng thời Việt Nam cũng sẽ cải thiện được hình ảnh như là một quốc gia tích cực, chủ động trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định tại khu vực.
Ngoài ra, về mặt ngoại giao song phương, việc chủ động hỗ trợ Mỹ và Triều Tiên tổ chức những sự kiện quan trọng đối với cả hai nước như thế này sẽ giúp củng cố hơn nữa vị trí đối tác tốt, đối tác tin cậy của Việt Nam đối với cả hai nước và đối với cả các quốc gia có liên quan như Hàn Quốc và Nhật Bản, vì Hàn Quốc và Nhật Bản vừa là các nhà đầu tư rất lớn ở Việt Nam, vừa là các quốc gia mong muốn hơn hết sự ổn định tại khu vực Đông Bắc Á.
Cuối cùng, việc hình ảnh các địa danh nổi tiếng của Hà Nội, của Việt Nam sẽ liên tục xuất hiện trên sóng truyền hình trên toàn thế giới và trên mạng xã hội trong thời gian trước và trong hội nghị, chắc chắn là cơ hội rất tốt cho quảng bá du lịch Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Do không phải là bên tham gia đàm phán, mà là vai trò chủ nhà, do vậy, theo AFP, Việt Nam chỉ cần bảo đảm cuộc gặp diễn ra trong không khí hòa hảo, an ninh, không có sự cố về mặt tổ chức, thì đó cũng đã là một thành công rồi.
Nếu không khí tích cực do Việt Nam tạo dựng trong quá trình tổ chức mà được chuyển hóa thành một bước đột phá nào đó giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong Un, chẳng hạn như tuyên bố chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, thì hội nghị thượng đỉnh lần này tại Hà Nội có thể coi là thành công mỹ mãn.
Một phút để hiểu hết về Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội |
Nếu Mỹ không nhượng bộ, Triều Tiên sẽ chọn “con đường khác” |
Chuyện “khó nói” trong cuộc gặp giữa Donald Trump và Kim Jong-un |
H.Phan
AFP
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp