Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chuyện “khó nói” trong cuộc gặp giữa Donald Trump và Kim Jong-un

06:22 | 11/06/2018

649 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tối ngày 10/6, cả lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Mỹ đều đã có mặt tại Singapore để tham dự thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên vào ngày 12/6. Dưới đây là những câu chuyện khiến các nhà tổ chức Singapore phải đau đầu.  
chuyen kho noi trong cuoc gap giua donald trump va kim jong un
Người dân Hàn Quốc theo dõi tin tức về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Singapre

Singapore nhận đứng ra tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên chỉ 10 ngày trước đây, trong lúc những sự kiện như vậy thường phải mất 6 tháng tới một năm, công tác chuẩn bị là vô cùng khó khăn khi phải đảm bảo nhiều vấn đề cùng lúc.

Thứ nhất là làm sao cư xử bình đẳng đối với cả hai lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, nổi tiếng với tính khí thất thường.

Công việc bắt đầu ngay từ sân bay. Để che giấu sự không cân xứng giữa chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Mỹ và máy bay của lãnh đạo Triều Tiên, các nhà báo theo dõi sự kiện không được đến tận sân bay mà chỉ đến buổi tiếp đón chính thức.

Mặt khác cũng phải bảo đảm là ông Kim Jong-un có được một chiếc xe hơi cùng tầm cỡ với chiếc xe của ông Donald Trump đưa từ Mỹ sang.

Đối xử đồng đều cũng là một trong những lý do khách sạn Marina Bay Sands dự tính ban đầu cuối cùng đã không được chọn.

Báo The Straits Times giải thích: Đây là khách sạn của một người Mỹ, Sheldon Adelson, một người bạn của ông Trump, tổ chức thượng đỉnh ở đây sẽ không có vẻ trung lập và bình đẳng.

Cho nên, ông Donald Trump sẽ ở khách sạn Shangri-La, còn ông Kim Jong-un ở Fullerton và cuộc gặp giữa hai người diễn ra tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa.

Khó khăn tiếp theo là tìm được một phòng hội nghị với hai lối vào, vì với cuộc gặp song phương, hai lãnh đạo không thể bước vào phòng theo cùng một cửa, tránh tạo cảm giác người vào trước đợi người vào sau.

Đại sứ Singapore Ong Keng Yong giải thích rằng, vai trò của Singapore trong sự kiện trọng đại này chỉ là “cung cấp một khung cảnh yên lành, an ninh và có hiệu quả”. Một nhà ngoại giao khác nói thêm: “Chúng tôi chỉ bưng trà và rót cà phê mà thôi”.

Tuy nhiên, theo tờ Straits Times, vấn đề lễ tân không phải là chuyện qua loa, nó có thể khiến một cuộc gặp thượng đỉnh thất bại hay thành công.

Cũng theo nhật báo Singapore The Straits Times, một yếu tố nhức đầu khác là chi phí khách sạn cho đoàn Triều Tiên.

Tờ báo Mỹ The Washington Post đã nêu lên vấn đề tiền nong này. Theo tờ báo, Triều Tiên “yêu cầu một nước khác trả tiền phòng ở khách sạn Fullerton mà họ đã chọn”, giá 6.000 USD một đêm. Mỹ cho biết sẵn sàng trả nhưng “Bình Nhưỡng có thể xem đó là một sự xúc phạm”.

Báo Nhật Nihon Keizai Shimbun đã gợi ý là có thể Seoul sẽ chi trả, vì như tờ báo nhắc lại: “Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên yêu cầu một nước khác đài thọ cho việc họ tham gia một sự kiện quốc tế. Thế vận hội mùa đông Pyeongchang (tháng 2/2018) chẳng hạn, Hàn Quốc đã chi trả mọi thứ cho đoàn Triều Tiên”.

Một tờ báo Nhật khác, tờ Ashahi Shimbun thì nhắc lại, Nhóm Chiến dịch Quốc tế Chống hạt nhân (ICAN) đoạt giải Nobel Hòa Bình 2017 cũng đã tỏ ý muốn gánh vác tiền khách sạn cho đoàn Triều Tiên, nếu việc này đóng góp cho tiến trình phi hạt nhân hóa thế giới.

Tóm lại, chỉ có mỗi tiền khách sạn không đã là mối đau đầu, và như tờ The Straits Times ghi nhận, vấn đề gay cấn nhất trong thượng đỉnh này chính là “cá tính khó lường” của cả hai nhân vật lãnh đạo đối diện nhau.

Tờ báo trích dẫn Alan Chong, Trường quan hệ Quốc tế Singapore S. Rajaratnam nhận định: “Hai người có thể giống như một chiến thuật đàm phán không đi theo lộ trình vạch sẵn… Đó là thách thức đối với mọi nghi thức lễ tân nhuần nhuyễn. Phía Singapore bị buộc phải đi theo, và phải dự kiến không chỉ một kế hoạch B, mà cả kế hoạch C và D nữa”.

Nh.Thạch

AFP