Tin tức kinh tế ngày 3/7: Sẽ có bộ tiêu chí dán mác “Made in Vietnam”, Mỹ áp thuế đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam
Phát triển kinh tế nhanh để tránh tụt hậu |
Tin tức kinh tế này 2/7: Giá xăng dầu đồng loạt tăng, 6 hiểu lầm về CPTPP |
Tin tức kinh tế ngày 1/7: Giá xăng có thể tăng 300 đồng/lít vào ngày mai |
Sẽ có bộ tiêu chí dán mác "Made in Vietnam"
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, cơ quan này đã dự thảo lần 1 về bộ tiêu chí quy định thế nào là "sản xuất tại Việt Nam" để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong thị trường nội địa.
Việc xây dựng bộ tiêu chí này được Bộ Công Thương đưa ra trước thực tế đã có quy định về ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa nhưng lại thiếu điều kiện thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam, "Made in Vietnam" hay hàng Việt... để "áp" doanh nghiệp ghi nhãn hàng hoá.
Việc cho phép doanh nghiệp "tự nguyện" ghi nhãn hàng hóa trong khi chưa có tiêu chí xác định cụ thể thế nào là hàng Việt, "Made in Vietnam"... đã dẫn đến thực tế có doanh nghiệp ghi nhãn tùy tiện như trường hợp Khaisilk trước đây hay nghi vấn Asanzo mới đây.
Đã có dự thảo bộ tiêu chí "Made in Vietnam" |
Với việc tự ghi nhãn hàng hóa như vậy, lại trong điều kiện chưa có quy định về tiêu chí ghi nhãn nước sản xuất hàng hóa, khái niệm "hàng hóa Việt Nam" nên mới có cách hiểu khác nhau, như hàng có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; hoặc hàng có công đoạn sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam.
Mỹ áp thuế nhập khẩu với thép Việt xuất xứ Hàn Quốc, Đài Loan
Bộ Thương mại Mỹ vừa ra phán quyết sơ bộ rằng, một số loại thép “né” thuế bằng cách sản xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan nhưng chuyển đến Việt Nam gia công rồi xuất khẩu sang Mỹ dưới dạng thép chống gỉ và thép cán nguội sẽ áp mức thuế tăng so với hiện nay. Hải quan Mỹ được đề nghị thu thuế lên tới 456,23% với thép nhập khẩu từ Việt Nam có sử dụng vật liệu từ hai nơi này.
Thông báo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, thuế với các sản phẩm từ Hàn Quốc và Đài Loan sang Mỹ được áp dụng từ tháng 12/2015 và tháng 2/2016. Kể từ đó đến tháng 4/2019, lượng thép chống gỉ và thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng 332% và 916% so với giai đoạn tương tự ngay trước đó.
Gần 2 tỷ USD vốn ODA đầu tư cho nông nghiệp
Sau 20 năm với 20 chương trình, dự án với tổng số vốn 1.968 tỷ USD đã được đầu tư vào hạ tầng nông thôn, nhân lực ngành nông nghiệp… thúc đẩy khu vực này phát triển bền vững. Đây là con số được công bố tại hội nghị Tổng kết 20 năm hoạt động của Ban quản lý các dự án nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Gần 2 tỷ USD vốn ODA đầu tư cho nông nghiệp |
Tổng số vốn 1.968 tỷ USD đến từ các nhà tài trợ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Chính phủ Đan Mạch (Danida) và Chính phủ Cộng hòa Pháp.
Các dự án có phạm vi hoạt động tại 63 tỉnh thành trên cả nước và đa dạng về lĩnh vực bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.
Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Công ty bánh phồng tôm Sa Giang
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang vừa thông báo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ thoái toàn bộ 3,56 triệu cổ phiếu, tương đương 49,89% vốn điều lệ nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.
Đợt thoái vốn tổ chức theo hình thức đấu giá cả lô, tức mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán. Phiên đấu giá dự kiến ra ngày 15/7 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. Đơn vị trúng đấu giá có thời hạn một tuần để thanh toán tiền mua cổ phần.
SCIC thoái toàn bộ vốn tại Công ty sản xuất bánh phồng tôm Sa Giang |
Giá khởi điểm là 111.700 đồng mỗi cổ phần, thấp hơn giá mở cửa phiên giao dịch sáng 3/7 khoảng 10.000 đồng. Nếu phiên đấu giá thành công, ước tính SCIC thu về hơn 400 tỷ đồng.
Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt hơn 3 tỷ đô la
Năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nhiều thị trường đã có tăng trưởng cao, góp phần vào mức tăng cao của xuất khẩu gạo cả nước.
Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3%. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 501 USD/tấn, tăng 10,7%, tương đương mức tăng ấn tượng là 48 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2017. Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2018 tiếp tục duy trì tăng trưởng cả về lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu như đã đạt được trong năm 2017.
Năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nhiều thị trường đã có tăng trưởng cao, góp phần vào mức tăng cao của xuất khẩu gạo cả nước. Trong đó, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ghana, Iraq, Cote d'Ivoire và Hong Kong (Trung Quốc).
Nguyễn Hưng
-
Tin tức kinh tế ngày 22/10: Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Tin tức kinh tế ngày 20/10: Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng cao kỷ lục
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Tin tức kinh tế ngày 17/10: Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón trong 9 tháng