Tin tức kinh tế ngày 18/7: Tăng cường biện pháp giảm chất thải nhựa
ADB dự báo: Châu Á vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh |
Dầu khí giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia |
Tin tức kinh tế ngày 17/7: Dự báo GDP Việt Nam 2019 tăng trưởng 6,5% |
Ngành Công Thương tăng cường biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa
Ảnh minh họa. |
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị 08/CT-BCT về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương. Theo đó, các đơn vị trực thuộc Bộ, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp ngành Công Thương có nhiệm vụ vận động CBCNV, người lao động trong đơn vị tham gia hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, có hành động thiết thực nhằm hạn chế sử dụng và tiến tới nói không với túi nilon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát quy định về quản lý chất thải rắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tăng cường quản lý nhà nước về xả thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Vụ Thị trường trong nước có nhiệm vụ đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu “đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở các đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần”.
Cục Công nghiệp có trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng phát triển ngành nhựa (chủng loại sản phẩm, năng lực, công nghệ sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilon khó phân hủy); đề xuất định hướng, giải pháp phát triển ngành nhựa theo hướng phát triển bền vững.
Nhật thu hút gần 33.500 lao động Việt
Nửa đầu năm 2019, các doanh nghiệp Nhật đang sử dụng hơn 33.500 thực tập sinh sang làm việc. (Ảnh: PLO) |
Nửa đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gần 70.000 người, trong đó lao động nữ gần 19.000 người. Số liệu do Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố.
Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gần 70.000 người, trong đó có gần 19.000 lao động nữ, đạt 55,82% kế hoạch năm 2019.
Trong đó thị trường Nhật Bản ở vị trí dẫn đầu với hơn 33.500 lao động (10.395 lao động nữ); vị trí thứ 2 thuộc về trị trường Đài Loan với hơn 27.100 lao động (7.635 lao động nữ); kế đến là thị trường Hàn Quốc, Rumania, Ả rập - Xê út l... Các thị trường lao động còn lại như Malaysia và Algeria mỗi thị trường có khoảng 240 lao động.
Riêng tháng 6-2019 cả nước có hơn 12.800 lao động đi làm việc các nước trong đó có 4.871 lao động nữ. Thu hút nhiều nhất là thị trường Đài Loan với hơn 6.400 lao động; Nhật Bản hơn 5.155 lao động. Các thị trường còn lại như Hàn Quốc, Rumania, Ả rập - Xê út mỗi thị trường có từ vài chục đến 600 lao động sang làm việc.
Chi 24 tỉ USD nhập máy vi tính, điện tử
Nhập khẩu máy tính, linh kiện tăng 19% so cùng kỳ. (Ảnh: Thanh Niên) |
Số liệu mới cập nhật từ Tổng cục Hải quan cho thấy, chỉ riêng tháng 6, cả nước đã chi hơn 3,8 tỉ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Lũy kế nửa đầu năm, Việt Nam chi gần 24 tỉ USD, tăng gần 19% so cùng kỳ để nhập khẩu nhóm hàng này. Kết quả cho thấy, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập lớn nhất của cả nước và có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm gần 20% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Đáng lưu ý, trong 6 tháng, máy vi tính và sản phẩm điện tử, linh kiện được nhập từ 3 thị trường: Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ tăng mạnh, nằm trong nhóm có kim ngạch nhập tỉ đô. Trong đó, thị trường Trung Quốc tăng đến 70%, kim ngạch tăng thêm hơn 2,4 tỉ USD. Số liệu cho thấy, Trung Quốc là thị trường cung cấp vi tính, linh kiện, điện tử lớn nhất, kim ngạch nhập khẩu đạt 5,842 tỉ USD; thị trường Đài Loan với 2,422 tỉ USD; từ Mỹ đạt 2,2 tỉ USD và Nhật Bản đạt 1,76 tỉ USD.
Ngoài 3 thị trường trên, các thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với nhóm hàng kể trên vẫn là Hàn Quốc đạt 8,613 tỉ USD, chiếm 36% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước trong 6 tháng đầu năm.
89 nhà máy điện mặt trời đã đi vào vận hành
Ảnh minh họa. |
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, trong 6 tháng đầu năm, điện thương phẩm tăng trưởng gần 10% so cùng kỳ 2018. Đặc biệt, do ảnh hưởng của nắng nóng, công suất phụ tải trong tháng 4, 5, 6 tăng mạnh. Đối với các tháng còn lại của năm, dự kiến nhu cầu điện tiếp tục tăng khoảng 10% so cùng kỳ và hệ thống điện đảm bảo cung ứng đủ điện.
Về phát triển năng lượng tái tạo, tổng công suất điện mặt trời theo đề xuất của các nhà đầu tư đã lên đến khoảng 25.000 MW, các dự án điện gió với tổng công suất khoảng 16.500 MW. Tính đến hết tháng 6, đã có tổng số 89 nhà máy điện mặt trời đưa vào vận hành với tổng công suất gần 4.500 MW. Đây là nguồn điện đã bổ sung kịp thời cho hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện trong 6 tháng đầu năm 2019.
Tuy nhiên, với hiện trạng cơ sở hạ tầng hiện có, trong một số thời điểm (buổi trưa các tháng vừa qua), lưới điện 500-220-110 kV thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Đăk Nông, Đăk Lăk bị quá tải, ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định.
Dự kiến việc cung cấp điện năm 2020 về cơ bản đáp ứng nhưng tiếp tục tiềm ẩn một số rủi ro, có thể đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan (nếu nhu cầu phụ tải cao hơn dự báo, lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém, thiếu hụt nguồn nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện).
Nông dân Hậu Giang tiêu thụ mía khó khăn
Với giá cả thu mua như hiện nay, nông dân trồng mía sẽ tiếp tục thua lỗ. (Ảnh: VOV) |
Nông dân trồng mía tỉnh Hậu Giang sắp bước vào thu hoạch chính vụ. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều diện tích trồng mía chưa được ký hợp đồng bao tiêu khiến người nông dân lo lắng.
Theo tính toán của bà con nông dân, năm nay chi phí đầu tư cho cây mía tăng hơn mọi năm, khoảng 10 - 11 triệu đồng/công, trong khi năng suất mía ước đạt từ 12 - 14 tấn/công. Với giá thu mua mà nhà máy đường đưa ra, trừ hết chi phí, mỗi công mía người dân thua lỗ từ 1 - 2 triệu đồng.
Vụ mía này, toàn tỉnh Hậu Giang xuống giống được gần 8.400ha. Hiện, nhà máy đường ký hợp đồng bao tiêu mới khoảng 50% tổng diện tích mía trong tỉnh. Trước tình trạng giá mía thấp, khó khăn về đầu ra, bà con nơi đây không còn mặn mà với loại cây trồng này. Nhiều khả năng diện tích mía ở Hậu Giang sẽ còn tiếp tục giảm sâu trong thời gian tới.
Lâm Anh (t/h)
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Tin tức kinh tế ngày 22/11: Thép nhập khẩu giá rẻ liên tiếp "đổ" về Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 21/11: Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất
-
Tin tức kinh tế ngày 20/11: Xuất khẩu cá ngừ lập đỉnh 2 năm
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11