Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin tức kinh tế ngày 14/6: Xuất nhập khẩu Việt Nam sớm vượt 200 tỷ USD

13:47 | 15/06/2019

2,191 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta vẫn tăng trưởng mạnh, Bộ Công Thương tập trung xóa điểm nghẽn cung cầu nông sản, dòng tiền đổ mạnh vào công nghệ xử lý hoa quả xuất khẩu, cổ phiếu doanh nghiệp xây dựng lao dốc… là những thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 14/6.

Xuất nhập khẩu sớm cán mốc 200 tỷ USD

Tin tức kinh tế ngày 14/6: Xuất nhập khẩu Việt Nam sớm vượt 200 tỷ USD
Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đã vượt 200 tỷ USD.

Hết tháng 5/2019, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vượt 200 tỷ USD, kỷ lục từ trước đến nay, với tốc độ tăng trưởng 8,8% (tương ứng tăng 16,5 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tháng 5 đạt 21,9 tỷ USD, tăng 7,2% so với tháng trước đó. Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch đạt gần 23,2 tỷ USD, tăng 10,5% so với tháng 4/2019.

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 5, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 101 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ 2018; tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 101,555 tỷ USD, tăng 10,5%.

Dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 đạt thấp hơn so với cùng kỳ vài năm gần đây, nhưng lũy kế hết tháng 5, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt 202,68 tỷ USD, con số kỷ lục trong 5 tháng đầu năm kể từ trước tới nay.

Đáng chú ý trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn khối doanh nghiệp trong nước.

Hết tháng 5, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 128,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63% và chỉ tăng 6,5%, trong khi tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt 74,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 37% nhưng lại tăng tới 13,1%, gấp đôi tốc độ tăng của doanh nghiệp FDI.

Về cán cân thương mại, sau điệp khúc “xuất siêu, nhập siêu” liên tục thay đổi trong từng tháng, lũy kế hết tháng 5 Việt Nam bị thâm hụt 434 triệu USD, tỷ lệ nhập siêu là 0,4%. Tuy vậy, con số thâm hụt thương mại và tỷ lệ nhập siêu này vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ một số năm trước.

Xóa điểm nghẽn giữa sản xuất và phân phối

Tin tức kinh tế ngày 14/6: Xuất nhập khẩu Việt Nam sớm vượt 200 tỷ USD
Bộ Công Thương sẽ tập trung kết nối giữa doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất.

Ngày 14/6, tại Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ gắn kết bền vững giữa doanh nghiệp (DN) sản xuất và DN phân phối diễn ra ở Hà Nội, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, nêu lên bài toán đang cần lời giải là kết nối có hiệu quả giữa hai nhà sản xuất và phân phối.

Theo bà Nga, cả nước hiện có 8.600 chợ truyền thống, điểm bán hàng nhỏ lẻ và hơn 1.000 siêu thị, gần 5.000 cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini... cung cấp hàng hóa phù hợp thị hiếu cho người tiêu dùng, dịch vụ thương mại văn minh, độ phủ ngày càng rộng. Tuy nhiên, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm đang là một trong những khó khăn để các sản phẩm Việt có thể chen chân vào những hệ thống phân phối lớn hiện nay.

Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước, việc kết nối giữa nhà sản xuất và phân phối nhiều lúc chưa được chú trọng, thậm chí thực hiện theo các phương thức truyền thống, nhỏ lẻ chưa mang tính chuyên nghiệp dẫn đến sản phẩm được làm ra khó đến tay người tiêu dùng.

Thấy rõ những khó khăn mà DN sản xuất đang đối mặt, bà Lê Việt Nga cho biết Bộ Công Thương sẽ thường xuyên tổ chức các hội nghị kết nối, tạo sân chơi cho DN sản xuất hàng hóa và DN phân phối hàng hóa gặp được nhau, tìm thấy nhu cầu thực sự, cung cấp cho người dân những sản phẩm có chất lượng, giá cả phù hợp. Đồng thời, tạo ra những chuỗi hàng hóa giá trị Việt ở thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Chi tiền mạnh vào công nghệ xử lý trái cây

Tin tức kinh tế ngày 14/6: Xuất nhập khẩu Việt Nam sớm vượt 200 tỷ USD
Nhiều doanh nghiệp lớn đang đổ tiền đầu tư vào bảo quản và xử lý rau quả, thực phẩm.

Trong bối cảnh xuất khẩu nông sản ảm đạm 5 tháng đầu năm 2019 thì rau quả là điểm sáng với kim ngạch 1,8 tỉ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ 2018, bù vào những ngành đang khó khăn như chăn nuôi (heo đang bị dịch tả châu Phi), gạo, cà phê, tiêu bị khủng hoảng giá. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) đã đầu tư rất lớn máy móc, công nghệ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 2 năm gần đây, các doanh nghiệp lớn trong nước như: Tập đoàn TH, Tập đoàn Nafoods, Công ty Doveco, Công ty Lavifood đã đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở chế biến, bảo quản rau quả với 6 nhà máy hiện đại được xây dựng, tổng vốn đầu tư 5.300 tỉ đồng, công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu rau quả Việt.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2019 ngành nông nghiệp kỳ vọng xuất khẩu trái cây có thể tăng thêm 1 tỉ USD so với năm 2018. Để đạt mục tiêu này, các DN phải đầu tư công nghệ bảo quản, trong đó có công nghệ bảo quản đông lạnh tế bào để giữ được trái cây tươi lên đến cả năm mà chất lượng vẫn bảo đảm. Nhiều loại trái cây hiện nay chỉ có 20%-30% sản lượng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, nếu được đầu tư công nghệ, trong đó có khâu bảo quản, sản lượng đạt chuẩn xuất khẩu có thể tăng lên 70%-80%.

Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhìn nhận ưu tiên hàng đầu của ngành rau quả là đầu tư công nghệ sơ chế bảo quản rau quả tươi và hình thành hệ thống các xưởng sơ chế đóng gói ngay tại các vùng sản xuất chuyên canh tập trung để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng trái cây. Tiếp theo là đầu tư công nghệ, thiết bị bảo quản rau quả tiên tiến để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng của các thị trường khó tính (Nhật, Mỹ, EU...).

Cổ phiếu xây dựng lao đao trong ‘tâm bão’

Tin tức kinh tế ngày 14/6: Xuất nhập khẩu Việt Nam sớm vượt 200 tỷ USD
Nhóm cổ phiếu ngành xây dựng đang đỏ sàn.

Trong những ngày gần đây, thương vụ sáp nhập Ricons và Công ty CP xây dựng Coteccons đổ bể nhận được sự chú ý của nhà đầu tư chứng khoán. Đây được đánh giá là một bước đi lùi của Coteccons. Dù vậy, bước đi lùi này chưa phải nỗi thất vọng gần đây của cổ đông Coteccons.

Trước đó, rất nhiều người phải “đau đầu” khi cổ phiếu Coteccons (CTD) cùng với cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC) cùng nhau “dẫn dắt” cổ phiếu xây dựng lao dốc và đóng cửa ở vùng “đáy” 3 năm.

Cụ thể, khi quý 2 chưa đi hết chặng đường của mình, CTD và HBC đã mất mát lớn. Đóng cửa phiên giao dịch 14/6, CTD dừng ở mức 102.300 đồng/CP, giảm 41.100 đồng/CP, tương ứng 28,7% so với phiên cuối cùng của quý 1/2019. Còn HBC giảm 1.740 đồng/CP, tương ứng 9,9%.

Điều đó có nghĩa vốn hóa thị trường Coteccons “đánh rơi” 3.257 tỷ đồng, vốn hóa thị trường Hòa Bình hao hụt 360 tỷ đồng. Đây là những mất mát lớn của 2 “anh cả” ngành xây dựng.

Các “anh cả” sa lầy nên không có gì ngạc nhiên khi các “em út” trong ngành xây dựng cùng nhau bê bết. Thậm chí, nhiều mã còn giao dịch dưới mệnh giá. Ví dụ, cố phiếu BCE của Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương đang ở mức 6.240 đồng/CP, BHT (2.700 đồng/CP), C92 (8.200 đồng/CP), CI5 (5.900 đồng/CP,…

Giá cổ phiếu ngành xây dựng giảm thảm khi ngành này đang gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên, giá vật liệu tăng mạnh gây áp lực lên doanh nghiệp. Ngay từ năm, nhiều vật liệu cơ bản như thép, sắt, cát,… đã tăng giá rất mạnh và tăng nhiều đợt.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang chững lại sau nhiều năm tăng nóng cũng tác động mạnh đến ngành xây dựng. Dù giỏi xoay sở đến đâu, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng giảm đơn hàng.

Tiêu thụ thịt lợn giảm mạnh

Tin tức kinh tế ngày 14/6: Xuất nhập khẩu Việt Nam sớm vượt 200 tỷ USD
Lượng thịt lợn tiêu thụ giảm mạnh trong những ngày qua.

Thị trường thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh chưa kịp phục hồi lại chịu thêm tác động từ thông tin phát hiện ổ dịch trên địa bàn khiến sức mua giảm mạnh.

Dù các ngành chức năng đẩy mạnh phòng chống dịch nhưng đến nay đã có tới 54/63 tỉnh thành phát hiện có dịch tả lợn châu Phi. Cá biệt như An Giang công bố dịch trên toàn tỉnh, một số địa phương khác vẫn còn tình trạng phát hiện xác lợn chết ở ngoài môi trường. Chính điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng.

Trong một báo cáo mới đây, Rabobank (định chế tài chính của Hà Lan chuyên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm) dự báo: Lượng thịt lợn của VN năm 2019 giảm ít nhất 10%, tiêu dùng thịt lợn tính theo đầu người cũng sẽ giảm tới 7%. Để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn, VN phải tăng nhập khẩu thịt các loại.

Cũng theo Rabobank, nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới là Trung Quốc, tổng đàn đã bị thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi đến trên 22%, sản lượng thịt cả năm có thể giảm đến 30%. Nhu cầu của Trung Quốc đã đẩy giá thịt lợn thế giới tăng 3% trong 4 tháng đầu năm nay.

Mới đây, Bộ NN-PTNT dẫn nguồn tin từ Hiệp hội Thịt Trung Quốc cho biết: Nước này sẽ tăng cường nhập khẩu thịt các loại, thậm chí dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt động vật từ một số nước lân cận.

Các chuyên gia và nhiều nhà chăn nuôi thừa nhận, không ai nghĩ rằng tuần trước ở một số nơi giá lợn lại tăng và tăng mạnh lên mức trên 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cung cầu và giá cả thị trường sắp tới như thế nào rất khó nói trước vì còn tùy thuộc khả năng kiểm soát dịch của VN.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới thị trường Trung Quốc có thể tác động đến tâm lý của các nhà sản xuất lợn lớn ở VN. Ngoài ra, lượng thịt lợn và các loại thịt nhập khẩu khác cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả và tâm lý của người tiêu dùng VN.

Tùng Phong

Tin tức kinh tế ngày 13/6: Xử lý được gần 1 triệu tỉ đồng nợ xấu
Tin tức kinh tế ngày 12/6: Cảnh giác trong thu hút đầu tư Trung Quốc
Tin tức kinh tế ngày 11/6: Thương nhân Trung Quốc tranh nhau mua vải thiều Bắc Giang
Tin tức kinh tế ngày 10/6: Startup Việt trước “cơn mưa” vốn; lợi nhuận Trung Nguyên giảm 50%

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 84,000 86,000
AVPL/SJC HCM 84,000 86,000
AVPL/SJC ĐN 84,000 86,000
Nguyên liệu 9999 - HN 84,600 85,000
Nguyên liệu 999 - HN 84,500 84,900
AVPL/SJC Cần Thơ 84,000 86,000
Cập nhật: 20/10/2024 02:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 84.700 85.700
TPHCM - SJC 84.000 86.000
Hà Nội - PNJ 84.700 85.700
Hà Nội - SJC 84.000 86.000
Đà Nẵng - PNJ 84.700 85.700
Đà Nẵng - SJC 84.000 86.000
Miền Tây - PNJ 84.700 85.700
Miền Tây - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 84.700 85.700
Giá vàng nữ trang - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 84.700
Giá vàng nữ trang - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 84.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 84.600 85.400
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 84.520 85.320
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 83.650 84.650
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 77.830 78.330
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 62.800 64.200
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 56.820 58.220
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 54.260 55.660
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 50.840 52.240
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 48.710 50.110
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 34.280 35.680
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 30.780 32.180
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.930 28.330
Cập nhật: 20/10/2024 02:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,390 8,570
Trang sức 99.9 8,380 8,560
NL 99.99 8,450
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,410
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,480 8,580
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,480 8,580
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,480 8,580
Miếng SJC Thái Bình 8,400 8,600
Miếng SJC Nghệ An 8,400 8,600
Miếng SJC Hà Nội 8,400 8,600
Cập nhật: 20/10/2024 02:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,452.20 16,618.38 17,151.77
CAD 17,776.42 17,955.98 18,532.30
CHF 28,315.00 28,601.01 29,519.00
CNY 3,450.91 3,485.77 3,597.65
DKK - 3,590.50 3,728.05
EUR 26,579.46 26,847.94 28,037.26
GBP 31,955.66 32,278.44 33,314.46
HKD 3,155.91 3,187.79 3,290.10
INR - 298.55 310.49
JPY 161.96 163.60 171.38
KRW 15.86 17.62 19.12
KWD - 81,885.84 85,160.78
MYR - 5,785.93 5,912.21
NOK - 2,265.13 2,361.33
RUB - 248.89 275.52
SAR - 6,680.64 6,947.83
SEK - 2,343.95 2,443.50
SGD 18,685.35 18,874.09 19,479.88
THB 670.26 744.74 773.27
USD 24,950.00 24,980.00 25,340.00
Cập nhật: 20/10/2024 02:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,010.00 25,030.00 25,370.00
EUR 26,780.00 26,888.00 28,015.00
GBP 32,280.00 32,410.00 33,408.00
HKD 3,178.00 3,191.00 3,297.00
CHF 28,525.00 28,640.00 29,529.00
JPY 163.91 164.57 172.01
AUD 16,609.00 16,676.00 17,189.00
SGD 18,845.00 18,921.00 19,473.00
THB 740.00 743.00 776.00
CAD 17,933.00 18,005.00 18,543.00
NZD 15,047.00 15,556.00
KRW 17.60 19.38
Cập nhật: 20/10/2024 02:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24985 24985 25345
AUD 16538 16638 17208
CAD 17889 17989 18549
CHF 28642 28672 29476
CNY 0 3506 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3638 0
EUR 26821 26921 27794
GBP 32303 32353 33470
HKD 0 3220 0
JPY 164.89 165.39 171.9
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.9 0
LAK 0 1.059 0
MYR 0 5974 0
NOK 0 2304 0
NZD 0 15075 0
PHP 0 408 0
SEK 0 2395 0
SGD 18786 18916 19646
THB 0 703.9 0
TWD 0 772 0
XAU 8400000 8400000 8600000
XBJ 7700000 7700000 8200000
Cập nhật: 20/10/2024 02:00