Tin tức kinh tế ngày 1/1: Giá dầu mỏ năm 2021 tăng mạnh nhất kể từ 2009
Giá dầu mỏ năm 2021 tăng mạnh nhất kể từ 2009 |
Vàng tăng mạnh ngày đầu năm 2022
Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 10h sáng nay: Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 60,95-61,67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Tăng 350.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 720.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 61,05-61,75 đồng/lượng (mua vào - bán ra). Tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 350.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua - bán vàng 700.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 60,90-61,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua - bán vàng 620.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.829,80 USD/ounce, tăng 12,2 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.920), tương đương 51,13 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 10,54 triệu đồng/lượng.
TPHCM thu vượt dự toán ngân sách Nhà nước gần 17.000 tỷ đồng
Chiều 31/12, ngành tài chính TPHCM tổ chức hội nghị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2021 và triển khai thực hiện nhiệm vụ ngân sách 2022.
Năm 2021, số thu ngân sách TPHCM được giao hơn 364.894 tỷ đồng; kết quả, Thành phố đã hoàn thành vượt mức dự toán, đạt hơn 381.531 tỷ đồng. Trong đó, thu từ thu nội địa đạt trên 263.823 tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt trên 117.600 tỷ đồng, đạt 108,9% dự toán.
Trên 80% doanh nghiệp dự báo đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2022 tăng và giữ nguyên
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, số lượng đơn đặt hàng mới quý IV/2021 cao hơn quý III/2021. Kết quả khảo sát quý IV/2021 cho thấy, có tới 76,6% số doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới tăng và giữ nguyên so với quý III/2021 (39,3% tăng, 37,3% giữ nguyên), 23,4% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới giảm.
Dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý I/2022 so với quý IV/2021 tiếp tục tăng với 83,2% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên (41,4% tăng, 41,8% giữ nguyên), 16,8% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong năm 2022
Một số chuyên gia cho rằng, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong năm 2022, khi các quốc gia đang dần mở cửa nền kinh tế, thích ứng với điều kiện bình thường mới. Việt Nam vẫn có những lợi thế cạnh tranh về chi phí nhân công, hạ tầng và đặc biệt là hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ký kết.
Dù có những khó khăn nhất định, song hoàn toàn có thể lạc quan về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022, khi rất nhiều cam kết đầu tư các dự án quy mô lớn đã được các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra.
Lạc quan kinh tế năm 2022 phục hồi và tăng trưởng
Mặc dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 2,58%, mức thấp nhất sau 30 năm, nhiều chuyên gia kinh tế lạc quan về sự phục hồi và tăng trưởng trong năm 2022. Tuy nhiên quá trình này sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế, kiểm soát tốt dịch bệnh.
Theo các chuyên gia kinh tế, với tỷ lệ phủ vaccine cao vào cuối năm 2021, tốc độ tiêm chủng nhanh chóng, kinh tế Việt Nam dự báo sẽ có sự hồi phục với những tín hiệu tươi sáng, lạc quan.
Thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất Thế giới bắt đầu có hiệu lực
Hôm 1/1, AAP đưa tin thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất Thế giới, được ký kết bởi 15 quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã bắt đầu có hiệu lực sau hơn 1 thập kỷ trải qua các vòng đàm phán cam go.
Theo đó, Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 với sự tham gia của Úc, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, New Zealand, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Ước tính về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia ký kết thỏa thuận này vào khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
Giá dầu mỏ năm 2021 tăng mạnh nhất kể từ 2009Sáng 31/12/2021, giá dầu giảm so với phiên liền trước. Theo đó, Brent giảm 86 US cent, tương đương 1,1%, xuống 78,67 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas - Mỹ (WTI) giảm 80 cent, tương đương 1%, xuống 76,19 USD/thùng.
Sau khi tăng mạnh mấy phiên liên tiếp, giá dầu ngày 31/12 đã chững lại khi số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới trên toàn cầu, ở khắp nơi từ Australia đến Mỹ, do khả năng lây lan mạnh mẽ của biến thể Omircon.
Mặc dù giảm trong phiên này, song giá hiện vẫn ở sát mức cao kỷ lục nhiều tháng, và tính chung cả năm 2021, giá dầu Brernt tăng 53%, trong khhi dầu WTI tăng 57%, cả hai đều tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 - năm có mức tăng hơn 70%.
Tin tức kinh tế ngày 31/12: Trung Quốc siết chặt quy định nhập khẩu thực phẩm 4 ngân hàng quốc doanh đồng loạt miễn phí giao dịch; Thường vụ Quốc hội quyết nghị giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay; Mỹ chấp nhận mở cửa thị trường cho trái bưởi Việt Nam… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 31/12. |
P.V (Tổng hợp)
-
Giá vàng hôm nay (24/10): Thị trường thế giới giảm trước áp lực chốt lời
-
BRICS "nhấn ga" tái thiết tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce
-
Giá vàng hôm nay (23/10): Đồng loạt tăng
-
Tin tức kinh tế ngày 22/10: Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh
-
Giá vàng hôm nay (22/10): Thị trường thế giới tiếp đà leo dốc
-
BRICS hấp dẫn thế nào mà hơn 30 quốc gia "săn đón"?
-
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
-
[Infographic] Vì sao nói áp thuế VAT phân bón 5% nông dân được thụ hưởng?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 24/10: Giá dầu thế giới lấy lại đà tăng
-
Giá dầu hôm nay (24/10): Dầu thô tăng trong phiên