Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin thị trường: Nhu cầu dầu diesel tại Mỹ chi phối thị trường dầu

14:48 | 27/06/2024

7,612 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhu cầu dầu diesel tại Mỹ chi phối thị trường dầu toàn cầu; Những rủi ro nguồn cung xuất hiện đối với LNG...
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Tồn kho dầu thô của Mỹ tăng làm dấy lên lo ngại về nhu cầu

Tính đến đầu giờ chiều nay 27/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 80,83 USD/thùng - giảm 0,09%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 85,21 USD/thùng - giảm 0,05%.

Giá dầu hôm nay giảm trong bối cảnh tồn kho dầu thô của Mỹ tăng làm dấy lên lo ngại về nhu cầu chậm lại từ quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu này. Trong khi đó, tại Trung Đông, cuộc chiến ở dải Gaza tiếp tục mở rộng có thể tác động tiêu cực tới nguồn cung dầu.

Tsuyoshi Ueno, nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu NLI cho biết: "Dự kiến tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng đang đè nặng lên thị trường do lo ngại nhu cầu suy yếu. Tuy nhiên, thị trường đang trong tình trạng giằng co, được củng cố bởi sự leo thang trong cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah".

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo dự trữ dầu thô của nước này tăng 3,6 triệu thùng và tồn kho xăng dầu cũng tăng 2,7 triệu thùng trong tuần trước. Sản phẩm cung cấp cho xăng động cơ đã giảm khoảng 417.000 thùng/ngày trong tuần trước xuống 8,97 triệu thùng/ngày.

Ông Ueno nhận định mức tiêu thụ xăng tại Mỹ đã yếu hơn bất chấp mùa lái xe cao điểm đang gây lo lắng cho các nhà giao dịch.

Giá khí đốt tại Mỹ giảm và những rủi ro đối với thị trường LNG

Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ giảm hơn 5% xuống mức thấp nhất trong 3 tuần vào phiên giao dịch ngày 26/6, do các dấu hiệu cho thấy các nhà khai thác đang dần tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu mùa hè đang gia tăng, và do lượng khí đốt trong kho vẫn cao hơn nhiều so với mức bình thường.

Giới phân tích dự báo lượng khí lưu trữ nhiều hơn khoảng 20% so với bình thường vào thời điểm này trong năm.

Giá khí giao tháng 7 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York đã giảm 13,9 cent, tương đương 4,6%, xuống mức 2,628 USD/mmBtu.

Công ty tài chính LSEG cho biết sản lượng khí đốt tại 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên mức trung bình 98,5 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) từ đầu tháng 6 đến nay, tăng từ mức thấp nhất 25 tháng là 98,1 bcfd trong tháng 5.

Dòng khí tới 7 nhà máy xuất khẩu LNG lớn của Mỹ đã giảm xuống 12,8 bcfd từ đầu tháng 6 đến nay, giảm từ 12,9 bcfd trong tháng 5 và mức cao kỷ lục hàng tháng là 14,7 bcfd trong tháng 12/2023.

Trong khi đó, thị trường khí tự nhiên hóa lỏng toàn cầu đang phải đối mặt với sự khó lường về nguồn cung từ các yếu tố như lệnh trừng phạt đối với nhiên liệu của Nga, hay các cuộc tấn công vào tàu thương mại ở Biển Đỏ, theo Liên minh Khí đốt Quốc tế.

Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dự án LNG-2 ở Bắc Cực của Nga đã khiến tất cả các cổ đông nước ngoài đình chỉ tham gia, và ngay cả các dự án đang hoạt động cũng có thể gặp vấn đề về các phụ tùng thay thế phục vụ công tác bảo trì.

Châu Âu hiện dựa nhiều vào LNG để giúp lấp đầy khoảng trống sau khi Nga cắt hầu hết nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống cho khu vực này, trong khi nhu cầu nhiên liệu hóa lỏng của châu Á đã tăng cao. Sự phụ thuộc đó đã khiến thị trường dễ bị gián đoạn nguồn cung hơn.

Tuần trước, Liên minh châu Âu đã cấm vận chuyển LNG của Nga tại các cảng của khối này, làm tăng thêm sự phức tạp trong việc giao dịch loại nhiên liệu này.

Nhu cầu dầu diesel tại Mỹ chi phối thị trường dầu

Nhu cầu dầu diesel yếu ở Mỹ đã tác động xấu lên tâm lý thị trường dầu và giá dầu trong những tháng gần đây.

Nhu cầu dầu diesel của Mỹ từ đầu năm đến nay luôn ở mức thấp. Bên cạnh nhu cầu xăng yếu hơn dự kiến, mức tiêu thụ dầu diesel trong 5 tháng đầu năm cho thấy sự suy yếu trong sản xuất và nền kinh tế, cũng như sự gia tăng nguồn cung dầu diesel tái tạo thay thế khối lượng lớn hơn các sản phẩm chưng cất có nguồn gốc từ dầu mỏ.

Theo nhà báo John Kemp của Reuters, nhiều ngành sản xuất của Mỹ về cơ bản đã trì trệ trong sáu năm qua. Bất chấp sự phục hồi của ngành sản xuất trong năm 2018 sau cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và đại dịch năm 2020, tăng trưởng ròng vẫn ở mức thấp kể từ năm 2018. Năm ngoái, tổng nguồn cung sản phẩm chưng cất ở Mỹ chỉ tăng 42.000 thùng/ngày - tương đương 1% - so với đến năm 2018, theo dữ liệu của Chính phủ Mỹ.

Hoạt động sản xuất của Mỹ có nhiều dữ liệu trái chiều từ đầu năm đến nay. Hồi tháng 5 vừa qua, sản xuất công nghiệp của Mỹ đã tăng 0,9% và sản lượng cũng đạt mức tăng tương tự là 0,9% sau khi giảm trong hai tháng trước đó, Cục Dự trữ Liên bang cho biết.

Trong khi mức sử dụng công suất tăng lên 78,7% trong tháng 5, tỷ lệ này thấp hơn 0,9% so với mức trung bình dài hạn (1972–2023). FED cho hay công suất sử dụng trong sản xuất đã tăng trong tháng 5 lên 77,1%, tỷ lệ này thấp hơn 1,1% so với mức trung bình dài hạn.

Báo cáo PMI sản xuất mới nhất của Viện Quản lý cung ứng (ISM) cho thấy hoạt động kinh tế trong lĩnh vực sản xuất đã suy giảm trong tháng 5, tháng thứ hai liên tiếp và là lần thứ 18 trong 19 tháng qua.

Sự yếu kém trong sản xuất làm tăng thêm sự sụt giảm của hoạt động vận tải đường bộ - ngành sử dụng dầu nhiên liệu chưng cất lớn nhất - gây áp lực lên nhu cầu dầu diesel ở Mỹ.

Bình An