Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin Thị trường: Giá khí đảo chiều tăng mạnh

16:14 | 23/09/2024

22 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Một loạt yếu tố hỗ trợ giá dầu đi lên trong tuần này; Giá khí đảo chiều tăng mạnh trong phiên đầu tuần...
Ảnh: PVN
Ảnh: PVN

Giá khí đảo chiều tăng mạnh

Theo Oilprice, giá khí đốt hôm nay đảo chiều tăng mạnh 1,6% lên mức 2,473 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí đốt tự nhiên giao tháng 10/2024.

Nga đang đẩy nhanh xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia, đặt mục tiêu đạt công suất tối đa vào cuối năm 2024 - trước thời hạn một năm. Gazprom, tập đoàn năng lượng nhà nước của Nga, đã nhất trí với Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) tăng nguồn cung vào tháng 12, đạt công suất thiết kế của đường ống là 38 tỷ mét khối (bcm) mỗi năm.

Sự gia tăng lưu lượng khí đốt này phản ánh sự chuyển hướng của Nga sang Trung Quốc, khi Moscow tìm cách thay thế những người mua châu Âu. Gazprom đã tăng cường giao hàng, vận chuyển 20,8 bcm trong tám tháng đầu năm 2024, theo tính toán của Bloomberg, gần bằng tổng số 22,7 bcm của năm ngoái.

Ngoài Power of Siberia, Nga cũng đang phát triển một đường ống thứ hai từ Viễn Đông, dự kiến sẽ bổ sung thêm 10 bcm mỗi năm vào năm 2027. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về đường ống Power of Siberia 2, có thể đẩy tổng lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc lên gần 100 bcm hàng năm, đã bị đình trệ do bất đồng về giá cả.

Trong khi Trung Quốc nổi lên là khách hàng năng lượng hàng đầu của Nga, Bắc Kinh đang đánh giá lại sự phụ thuộc của mình vào khí đốt của Nga. Những lo ngại về địa chính trị, nguy cơ phụ thuộc quá mức và mối quan tâm của Trung Quốc trong việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng đang thúc đẩy sự thận trọng từ Bắc Kinh.

Mặc dù vậy, Nga vẫn mong muốn tăng xuất khẩu đường ống sang Trung Quốc, khi thị trường Châu Âu tiếp tục thu hẹp do lệnh trừng phạt và đầu tư năng lượng thay thế.

Một loạt yếu tố hỗ trợ giá dầu đi lên

Tính đến đầu giờ chiều nay 23/9 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 71,47 USD/thùng - tăng 0,66%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 74,93 USD/thùng - tăng 0,59%.

Xung đột giữa Israel và Hezbollah leo thang mạnh trong tuần trước sau sự việc hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên Hezbollah phát nổ; sản lượng dầu thô và khí đốt tự nhiên của Mỹ chưa thể khôi phục hoàn toàn sau bão Francine; xuất khẩu dầu thô của Libya trong tháng 8 chỉ khôi phục được khoảng một nửa so với tháng trước; trong khi tồn kho dầu của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 1 năm là những yếu tố hỗ trợ giá dầu.

Ngoài ra, việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng hỗ trợ tâm lý rủi ro, làm suy yếu đồng USD và hồi phục nhu cầu năng lượng, từ đó giúp giá dầu tăng.

Tuy nhiên, những lo ngại đối với triển vọng nhu cầu của Trung Quốc và khả năng điều chỉnh nguồn cung vào năm 2025 đã phần nào hạn chế đà tăng giá dầu.

Số liệu từ Trung Quốc cho thấy, trong tháng 8, sản lượng lọc dầu đã chậm lại tháng thứ 5 liên tiếp, tăng trưởng sản lượng công nghiệp cũng chậm lại ở mức thấp nhất trong 5 tháng, doanh số bán lẻ và giá nhà xây mới tiếp tục giảm.

Mặc dù giá dầu tăng trong tuần trước nhưng Rebecca Babin, chuyên gia giao dịch năng lượng cấp cao tại CIBC Private Wealth, cho biết những lo ngại đang diễn ra xung quanh triển vọng nhu cầu của Trung Quốc và cán cân cung-cầu năm 2025 vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên giá dầu.

Các nhà máy lọc dầu đối mặt với sự sụt giảm lợi nhuận

Các nhà máy lọc dầu ở Châu Á, Châu Âu và Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng lợi nhuận giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, đánh dấu sự suy thoái của một ngành công nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng vọt sau đại dịch Covid-19 và nhấn mạnh mức độ chậm lại hiện tại của nhu cầu toàn cầu.

Điểm yếu này là một dấu hiệu nữa cho thấy nhu cầu yếu kém của người tiêu dùng và ngành công nghiệp, đặc biệt là ở Trung Quốc, do tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự phát triển của xe điện. Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu mới đi vào hoạt động ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Á đã làm tăng thêm áp lực giảm giá.

Các nhà máy lọc dầu như TotalEnergies và các công ty thương mại như Glencore đã chứng kiến lợi nhuận bội thu vào năm 2022 và 2023 khi tận dụng được tình trạng thiếu hụt nguồn cung sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, sự gián đoạn trong hoạt động hàng hải trên Biển Đỏ gây ra bởi phiến quân Houthi và sự phục hồi lớn về nhu cầu sau đại dịch.

Lợi nhuận lọc dầu của Singapore, một chỉ báo cho Châu Á, đã giảm xuống còn 1,63 USD/thùng vào ngày 17/9, mức thấp theo mùa kể từ cùng kỳ năm 2020. Theo dữ liệu của LSEG, biên lợi nhuận dầu diesel của Châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm vào cùng ngày.

Nền kinh tế Trung Quốc đi xuống được xem là lý do chính. Tăng trưởng sản lượng công nghiệp tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm tháng vào tháng 8 trong khi sản lượng lọc dầu giảm trong tháng thứ năm do nhu cầu nhiên liệu yếu và biên độ xuất khẩu yếu đã hạn chế sản lượng.

Ngoài ra, tình trạng cung vượt cầu trên thị trường dầu diesel toàn cầu do nhu cầu yếu cũng là nguyên nhân khiến biên lợi nhuận yếu.

Bình An