Tin Thị trường: Na Uy khó giúp EU đối phó khủng hoảng năng lượng
Na Uy khó giúp EU đối phó khủng hoảng năng lượng
Các kế hoạch của Chính phủ Na Uy nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước bằng cách hạn chế xuất khẩu điện đã bị các chính phủ Bắc Âu và các nhà điều hành lưới điện khu vực chỉ trích.
Na Uy, nước xuất khẩu điện chủ chốt sang EU, đang xem xét giảm công suất kết nối điện sau khi mùa Hè khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất điện dựa vào thủy điện của nước này.
Thông báo của Oslo đã vấp phải sự chỉ trích của các nhà điều hành hệ thống truyền tải (TSO), phụ trách vận tải năng lượng ở Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan.
TSO cho hay: "Trong khi chúng tôi nhận thức rõ sự cần thiết phải đảm bảo an ninh nguồn cung, chúng tôi đồng thời lo ngại sâu sắc rằng việc giảm công suất được đề xuất dường như không quan tâm đến lợi ích của việc giữ cho biên giới mở và không đảm bảo an ninh điện theo cách hiệu quả nhất".
Teppo Säkkinen, cố vấn về Chính sách Công nghiệp và Khí hậu tại Phòng Thương mại Phần Lan nói rằng, nếu Na Uy hạn chế xuất khẩu điện, điều đó sẽ gây tổn hại đến an ninh năng lượng ở Bắc Âu và làm suy giảm lòng tin trên thị trường.
Hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình Anh sẽ tăng mạnh
Cơ quan quản lý thị trường năng lượng của Anh Ofgem đã công bố mức trần giá năng lượng tăng 80% nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự thay đổi giá cả, hứa hẹn sẽ đẩy hàng triệu người vào tình trạng thiếu năng lượng.
Giám đốc điều hành của Ofgem, Jonathan Brearley, nói rằng việc tăng giá sẽ có "tác động lớn" đối với các hộ gia đình ở nước này, khi chi phí điện hàng năm tăng lên mức tương đương hơn 4.100 USD.
Brearley cũng cảnh báo rằng một đợt tăng giá trần nữa sẽ đến vào tháng Giêng, nâng hóa đơn năng lượng hộ gia đình lên trên 6.000 bảng Anh, theo các dự báo gần đây.
Nhiều hộ gia đình ở Anh đang phải vật lộn với việc thanh toán các hóa đơn. Chính phủ Anh đang thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, nhưng sẽ cần nhiều sự trợ giúp hơn từ các dự luật mới.
Đầu tuần này, EDF của Pháp đã cảnh báo rằng khoảng một nửa số hộ gia đình ở Anh có thể rơi vào tình trạng khó khăn về năng lượng vào đầu năm 2023.
Áo đề nghị EU tách giá điện và khí đốt
Thủ tướng Áo Nehammermới đây cho rằng, EU phải ngăn chặn tình trạng tăng giá năng lượng và Áo sẽ đề cập tới vấn đề này tại cuộc họp khẩn của khối, trong đó có việc tách giá điện và khí đốt.
Nhà lãnh đạo Áo nói rằng, giá điện cần phải giảm. Chúng ta không thể để Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định về giá năng lượng.
Theo ông Nehammer, EU phải ngăn chặn tình trạng này xảy ra trên thị trường năng lượng và Áo sẽ đề cập tới vấn đề này tại một cuộc họp khẩn cấp của khối.
Ông Nehammer được cho là đã thảo luận về vấn đề trên với giới chức Đức và Cộng hòa Séc - nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Giá điện châu Âu đã tăng lên mức kỷ lục mới trong tuần qua. Trong ngày 27/8, hợp đồng mua điện trước một năm đối ở Đức đạt ngưỡng 995 euro/kWh, trong khi giá điện tương đương ở Pháp đã vượt 1.100 euro/kWh, mức tăng trên 10 lần ở cả hai nước so với năm ngoái.
Tại Anh, Cơ quan quản lý năng lượng Ofgem cho biết sẽ tăng trần giá điện và khí đốt lên gần gấp đôi kể từ ngày 1/10 lên mức trung bình là 3.549 bảng/năm.
Bình An
-
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
-
BRICS "nhấn ga" tái thiết tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce
-
Giá vàng hôm nay (23/10): Đồng loạt tăng
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/10: Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều
-
Các chuyên gia nói gì về nhu cầu dầu từ nay đến năm 2035?