Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (17-23/4/2023)

10:24 | 24/04/2023

4,367 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đức thông qua luật nhằm loại Rosneft khỏi nhà máy lọc dầu Schwedt; Ukraine đòi gã khổng lồ dầu mỏ Shell 1 tỷ USD; Gã khổng lồ khí đốt Nga thành lập chi nhánh ở Trung Đông; Exxon rút khỏi mỏ dầu khí ở Colombia; Lại có thương vụ khủng tại Saudi Aramco… là những tin tức nổi bật của các tập đoàn năng lượng quốc tế tuần qua.
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (17-23/4/2023)

Hôm 21/4, những nguồn tin thân cận với Chevron cho biết, gã khổng lồ dầu mỏ Mỹ đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động thăm dò khí đốt tại phía đông vùng biển Địa Trung Hải. Khu vực địa lý này bao gồm vùng lãnh hải của Síp, Israel và Ai Cập - ba quốc gia đối tác của Chevron, và nhiều nước khác. Công ty đã mở một cuộc gọi thầu vào ngày 17/4, nhằm chọn một nhà cung cấp dịch vụ dầu khí có khả năng cung cấp giàn khoan vào năm 2024 và kéo dài trong ít nhất một năm. Mục tiêu cuối cùng của tập đoàn là bắt tay vào nghiên cứu khí đốt ở phía đông Địa Trung Hải.

Hạ viện Đức ngày 20/4 đã thông qua những thay đổi đối với Đạo luật An ninh Năng lượng của nước này, cho phép nhanh chóng bán cổ phần của tập đoàn năng lượng Nga Rosneft trong nhà máy lọc dầu Schwedt mà không cần quốc hữu hóa trước. Những thay đổi này sẽ loại bỏ điều kiện yêu cầu quốc hữu hóa trước các tài sản được đặt dưới sự ủy thác của chính phủ nếu việc bán tài sản là cần thiết để đảm bảo rằng ngành năng lượng của Đức vẫn hoạt động. Những chuyển nhượng như vậy chỉ có thể thực hiện được một cách hợp pháp nếu chúng giúp bảo toàn giá trị của công ty. Các sửa đổi luật được thông qua với 382 phiếu thuận và 272 phiếu chống.

Hai công ty dầu mỏ lớn nhất của Mỹ đang thử nghiệm hỗn hợp xăng tái tạo mà họ cho rằng có thể giảm lượng khí thải từ ô tô thông thường xuống mức cạnh tranh với xe điện (EV). Các loại nhiên liệu đang được Chevron Corp (CVX.N) và Exxon Mobil Corp (XOM.N) quảng bá, nếu được cung cấp trên thị trường, có khả năng sẽ kéo dài tuổi thọ của thị trường xăng dầu, như một phần của quá trình chuyển đổi thế giới sang nhiên liệu sạch hơn và xe điện. Chevron và Exxon đã tiết lộ kết quả thử nghiệm từ quan hệ đối tác với nhà sản xuất ô tô Toyota Motor Corp về việc sử dụng xăng tái tạo được làm một phần từ đậu nành hoặc các nguyên liệu thô không hóa thạch khác. Các ông lớn này cho rằng các hỗn hợp nhiên liệu mới có thể được sử dụng bởi đội xe hơi và trạm xăng hiện có của Mỹ.

Siemens Energy đã giành được hợp đồng trị giá gần 7 tỷ euro (7,68 tỷ USD) như một phần của liên doanh với Dragados Offshore (Tây Ban Nha) để vận chuyển điện từ trang trại gió ngoài khơi đến miền Bắc nước Đức. Theo thỏa thuận với công ty lưới điện Hà Lan TenneT, các công ty sẽ cung cấp công nghệ cho 3 kết nối lưới điện ngoài khơi ở Biển Bắc, Siemens Energy cho biết trong một tuyên bố.

Theo một quan chức hàng đầu của Ukraine, tập đoàn dầu khí khổng lồ Shell cần quyên góp hơn 1 tỷ USD lợi nhuận từ việc bán các tài sản của mình ở Nga để giúp tái thiết Ukraine. Trong một bức thư gửi Giám đốc điều hành Wael Sawan hôm 18/4, cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Oleg Usenko, đã kêu gọi Shell chia sẻ với Ukraine bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ việc Nga mua lại cổ phần của công ty trong liên doanh nhiên liệu hóa thạch ở Siberia.

Gazprom được cho là đang thành lập một chi nhánh ở Trung Đông, theo Reuters. Công ty khí đốt do nhà nước kiểm soát của Nga không cung cấp thông tin chi tiết, nhưng những điều này có thể là một yếu tố quan trọng trong việc xác định tầm ảnh hưởng ở Trung Đông. Tin tức kể trên được đưa ra sau một báo cáo độc quyền của Oilprice.com được đưa ra ngay sau thỏa thuận Iran/Ả Rập Xê-út gần đây. Nga cũng như Trung Quốc, đang tìm cách có được chỗ đứng tốt hơn ở Trung Đông giàu khí đốt.

Bộ trưởng cấp cao của Nigeria đã kêu gọi Tổng thống Muhammadu Buhari chấm dứt tranh chấp kéo dài với Eni SpA và Shell Plc, cho phép các công ty cuối cùng này phát triển giấy phép khai thác dầu mỏ ở tầng nước sâu.

ExxonMobil đã quyết định rút khỏi thỏa thuận điều hành liên doanh đối với một mỏ dầu khí ở Colombia kể từ ngày 31/5, chưa đầy một tháng sau khi rút khỏi một dự án lớn ở Brazil. Theo Sintana Energy, ExxonMobil đã gửi cho công ty con của mình là Patriot Energy Oil and Gas một thông báo nêu rõ rằng, dựa trên các điều khoản của Thỏa thuận điều hành chung giữa ExxonMobil và Patriot, ông lớn dầu khí Mỹ đã quyết định rút khỏi thỏa thuận kể từ cuối tháng 5 tới. Thông báo cũng nói rằng Exxon sẽ rút khỏi hợp đồng với cơ quan quản lý Colombia Agencia Nacional de Hidrocarbones, có hiệu lực ngay sau khi nhận được sự chấp thuận cần thiết của chính phủ.

Nhằm tiếp tục chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này, Quỹ đầu tư quốc gia của Ả Rập Xê-út đã nâng gấp đôi tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Saudi Aramco lên 8%. Vào năm 2022, Thái tử Mohammed bin Salman đã chuyển 4% cổ phần của Aramco cho Quỹ đầu tư công (PIF). Vào hôm 17/4, Thái tử tuyên bố sẽ chuyển thêm một khoản tương đương cho Công ty Đầu tư Ả Rập Xê-út (Sanabil Investments) - một công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của PIF. Sau vụ chuyển nhượng này, nhà nước Ả Rập Xê-út vẫn là cổ đông chính của Aramco, với tỷ lệ sở hữu 90,18%. Vào tháng 12/2019, một phần cổ phần của Aramco đã được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Riyadh. Quyết định niêm yết 1,7% cổ phần của gã khổng lồ vàng đen đã mang về 29,4 tỷ USD cho vương quốc.

Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (ngày 20-26/3/2023)Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (ngày 20-26/3/2023)
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (3-9/4/2023)Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (3-9/4/2023)

Nh.Thạch

AFP