Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (14-19/11)

09:00 | 21/11/2022

1,432 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Lukoil bị ép duy trì hoạt động tại Ý; Algeria và Trung Quốc củng cố quan hệ hợp tác trong lĩnh vực dầu khí; ExxonMobil và Pertamina hợp tác phát triển trung tâm thu giữ carbon ngoài khơi ở Indonesia… là những tin tức nổi bật của các tập đoàn năng lượng quốc tế tuần qua.
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (14-19/11)

Vào hôm 18/11, các nhà lãnh đạo của Tập đoàn dầu khí Eni (Ý) và Sonatrach đã khánh thành một phòng thí nghiệm năng lượng mặt trời. Đây sẽ là bước đầu tiên cho việc lắp đặt nhà máy quang điện công suất 10 MW trong khu phức hợp sản xuất Bir Rebaa Nord (BRN), nằm ở lưu vực Berkine, miền đông nam Algeria. Phòng thí nghiệm này sẽ tiến hành thử nghiệm vài tấm quang điện trong điều kiện chiếu xạ khắc nghiệt ở miền nam Algeria, sau đó thu thập và phân tích dữ liệu để chọn ra những công nghệ hiệu quả nhất. Phòng thí nghiệm cũng sẽ mở cửa cho những trường đại học và viện nghiên cứu khác.

Tuy Eni Sonatrach đều là những công ty phát triển nhiên liệu hóa thạch lớn, họ vẫn đặt nhiều mục tiêu hành động vì khí hậu. Những sáng kiến trên đều nằm trong khuôn khổ chiến lược Net Zero toàn cầu của Eni. Đồng thời, đây cũng là một phần của kế hoạch khử cacbon ở quy mô rộng của cả hai doanh nghiệp.

Vào hôm 17/11, theo hai nguồn tin nói với Reuters, do thời gian đàm phán kéo dài, Ý đang yêu cầu Lukoil tiếp tục duy trì hoạt động và tài chính của nhà máy ISAB cho đến khi Chính phủ Ý đạt được thỏa thuận mua bán và bảo vệ nhà máy khỏi lệnh trừng phạt của EU. Tọa lạc ở phía nam đảo Sicily, nhà máy ISAB nằm dưới sự điều hành của Litasco - công ty con của gã khổng lổ dầu khí Lukoil (Nga). Sở hữu quy mô 1000 nhân viên, nhà máy chiếm 1/5 công suất lọc dầu toàn nước Ý. Để bảo vệ nguồn lực này khỏi tầm ngắm của chính sách cấm vận dầu mỏ Nga sắp tới, Ý đang tìm mọi cách để cứu cơ sở lọc dầu trên. Khi các ngân hàng chấm dứt tài trợ tín dụng và bảo hiểm mua dầu từ những nguồn thay thế, ISAB chỉ còn dựa được vào dầu Nga do Lukoil cung cấp. Tuy không có kế hoạch dừng hoạt động vào ngày 5/12, ISAB vẫn phải chạy nước rút thời gian. Trên thực tế, nhà máy cần tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn dầu thô/tháng. Do đó, ISAB sẽ không thể duy trì hoạt động trong lâu dài nếu không có nguồn cung cấp dầu mới. Hơn nữa, các công đoàn cảnh báo: Việc đóng cửa nhà máy sẽ gây ra hậu quả nặng nề lên một trong những khu vực suy thoái nhất nước Ý.

Theo một trong hai nguồn tin nói với Reuters, nhà nước Ý đang thảo luận về một phương án hỗ trợ vốn cho nhà máy ISAB. Tuy nhiên, các ngân hàng lưỡng lự trước ý tưởng tài trợ cho một doanh nghiệp của Nga, dù Lukoil và Litasco không nằm trong tầm ngắm của lệnh trừng phạt. Vào hôm 18/11, các bên đại diện của chính phủ và nhà máy ISAB tổ chức một cuộc họp. Ông Adolfo Urso - Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Ý khẳng định: “Chúng tôi sẽ bảo đảm nhà máy không bị đóng cửa”. Tuy nhiên, ông không bàn luận chi tiết về các kế hoạch của Chính phủ Ý.

Ông Toufik Hakkar – CEO công ty dầu khí nhà nước Algeria Sonatrach và ông Guo Yueliang – CEO công ty TNHH Sinopec Overseas Oil and Gas của Trung Quốc (SOOGL) đã gặp mặt nhau và cùng ký một Biên bản ghi nhớ mới. Qua thỏa thuận trên, hai công ty đặt mục tiêu củng cố và mở rộng quan hệ đối tác của họ trong lĩnh vực hydrocarbon. Cuộc họp cũng là cơ hội cho hai công ty cùng đánh giá lại mối quan hệ hợp tác trong chủ yếu phân khúc thượng nguồn, đồng thời cùng xem xét những giải pháp tăng cường hợp tác. Sinopec đầu tư vào lĩnh vực hydrocarbon của Algeria từ năm 2002. Gã khổng lồ Trung Quốc này cũng có sự hiện diện lớn trong phân khúc thượng nguồn của Algeria, chuyên cung cấp các dịch vụ kỹ thuật bao gồm hoạt động thu thập và giải thích dữ liệu địa vật lý; và nhiều dịch vụ khác. Vào tháng 5/2021, Algeria và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận trị giá 490 triệu USD nhằm đầu tư khai thác dầu từ mỏ Zarzaitine, thuộc lưu vực Illizi, miền đông nam Algeria.

Công ty dầu mỏ nhà nước Argentina YPF tuần trước đã báo cáo rằng lợi nhuận ròng của họ trong quý III/2022 đã tăng 186% so với cùng kỳ năm ngoái lên 678 triệu USD. YPF cho biết, mức khai thác tăng và giá dầu cao hơn đã thúc đẩy lợi nhuận. Doanh thu của YPF đã tăng lên 5,18 tỷ USD trong quý, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty Argentina nói rằng, doanh thu của họ tăng do giá xăng dầu và khí đốt tự nhiên cao hơn bên cạnh mức khai thác khí đốt tự nhiên, dầu diesel và nhiên liệu máy bay cao hơn, Reuters đưa tin. Theo YPF, thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần (EBITDA), đã tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,53 tỷ USD do "cải thiện giá" trong các lĩnh vực kinh doanh của công ty cũng như sản lượng hydrocarbon cao hơn mặc dù chi phí ở mức cao. YPF nói thêm rằng, lạm phát và sự tăng trưởng của công ty đã khiến chi phí hoạt động của họ tăng 34% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí vận hành cũng tăng so với quý II trong bối cảnh chi phí vận chuyển cao hơn và chi phí liên quan đến việc khởi động lại nhà máy lọc dầu sau hai tháng bảo trì theo kế hoạch.

Vào hôm 16/11, TotalEnergies ConocoPhillips cho biết họ đang có ý định mua lại 8,16% cổ phần của mỏ dầu Waha (nằm ở Libya) từ Công ty Hess Corporation. Hiện nay, số cổ phần trong dự án Waha của hai doanh nghiệp đã tăng từ 16,33% lên 20,41%. Vào cuối năm 2021, Chính phủ Libya đã phê duyệt giao dịch này. TotalEnergies cho biết: “Hoạt động mua lại này nằm trong khuôn khổ cam kết của TotalEnergies đối với Công ty Dầu khí Nhà nước Libya NOC. Theo đó, chúng tôi cam kết nỗ lực giúp NOC khôi phục ngành dầu mỏ, tăng sản lượng dầu của quốc gia, hạn chế hoạt động đốt bỏ khí đốt, đưa khí đốt vào các nhà máy để sản xuất điện”.

Hiện nay, các cổ đông của Waha sản xuất được khoảng 300.000 thùng dầu tương đương từ mỏ dầu này. Họ đặt mục tiêu đẩy hạn ngạch lên 400.000 thùng dầu tương đương trong trung và dài hạn. Để đạt được mục tiêu, mỏ dầu Waha cần khoản đầu tư 2 tỷ USD.

Cũng trong tuần qua, TotalEnergies Eni đã ký Thỏa thuận khung với Israel về việc quản lý mỏ khí đốt nằm trong hải phận của cả Israel lẫn Liban – mỏ khí đốt Cana, báo chí nước ngoài đưa tin. Đây là một thỏa thuận khung nhằm “tôn trọng thỏa thuận phân định ranh giới biển của hai nước Israel và Liban, ký kết ngày 27 tháng 10 năm 2022. Thỏa thuận phân định ranh giới sẽ được dùng để phân bổ những mỏ khí đốt ngoài khơi có giá trị ở phía đông Địa Trung Hải và giảm căng thẳng trong khu vực. Qua thỏa thuận này, Liban sẽ bắt đầu thăm dò khu vực mỏ Cana, kể cả phần mỏ nằm trong vùng nước của Israel. Thỏa thuận này sẽ cho phép Liban bắt đầu thăm dò hydrocarbon ở mỏ Cana. Vì một phần của mỏ nằm trong lãnh hải của Israel, Liban sẽ trả tiền bù đắp cho nhà nước Israel. Giờ đây, TotalEnergies và ENI sẽ có thêm cơ hội khám phá “một triển vọng mang lại khả năng mở rộng lô dầu số 9 và vùng biển phía nam biên giới của Israel”. Hiện TotalEnergies đang nắm giữ 60% cổ phần dự án khai thác lô số 9, còn ENI nắm giữ 40%. Liban chia vùng đặc quyền kinh tế trên biển thành 10 lô. Do bối cảnh chiến tranh với Israel, hai nước từng tranh giành lô số 9 – khu vực có mỏ khí đốt Cana. Theo thỏa thuận phân định hải ranh, Liban sẽ có toàn quyền thăm dò và khai thác mỏ Cana, nhưng theo giới phân tích, Liban cần vài năm để đưa mỏ khí vào giai đoạn vận hành.

Bên cạnh đó, công ty nhận thầu dự án phát triển mỏ khí đốt Cana sẽ gửi đến Israel một khoản tiền bảo đảm “quyền tiếp quản mỏ khí” của công ty. Dự kiến 17% lợi nhuận thu được từ mỏ khí sẽ thuộc về chính phủ Israel.

Theo một thông cáo báo chí phát hành hôm 15/11, Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết quốc gia này sẽ thay thế gã khổng lồ năng lượng Gazprom (Nga) để tiếp quản công ty EuRoPol Gaz – nhà quản lý một đoạn của đường ống dẫn khí đốt Yamal-Europe. Hiện Gazprom nắm 48% cổ phần công ty trên, còn nhà nước Ba Lan nắm 52%. Ông Waldemar Buda - Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ cho biết: “Cơ quan An ninh Quốc gia Ba Lan (ABW) đã yêu cầu thực hiện biện pháp này. Đây là điều cần thiết để EuRoPol Gaz hoạt động bình thường; tránh gây ra tình trạng tê liệt và đảm bảo được an ninh cho các cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt quan trọng. Chưa kể, quyết định này sẽ cải thiện an ninh kinh tế và năng lượng của Ba Lan, nhất là trong bối cảnh địa chính trị phức tạp gây ra bởi chiến tranh Nga – Ukraine”.

ExxonMobil và công ty dầu mỏ quốc gia của Indonesia Pertamina đang củng cố kế hoạch cho một dự án thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) ngoài khơi Java, Indonesia với tiềm năng địa chất lưu trữ tới 3 tỷ tấn CO2. Thỏa thuận cần xác định các bước tiếp theo cho dự án được đề xuất bao gồm lựa chọn ý tưởng, thiết kế... Trung tâm CCS ngoài khơi sẽ được sử dụng để lưu trữ lượng CO2 trong nước và nước ngoài.

Thỏa thuận ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra ở Bali, Indonesia, được xây dựng dựa trên nghiên cứu chung và biên bản ghi nhớ đã được ký kết gần một năm trước. ExxonMobil lưu ý rằng sự hợp tác quốc tế này nhằm hỗ trợ tham vọng không phát thải ròng vào năm 2060 của Indonesia. Người phụ trách vấn đề thu giữ và lưu trữ carbon của ExxonMobil, Dan Ammann cho biết: "Thỏa thuận này hỗ trợ tham vọng không phát thải ròng của Indonesia và mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu trong khu vực. Bằng cách cung cấp giải pháp lưu trữ quy mô lớn cho các lĩnh vực khó khử carbon, các công ty của chúng tôi sẽ hỗ trợ nền kinh tế đang phát triển của Indonesia thông qua các khoản đầu tư vào carbon thấp, tạo cơ hội việc làm và tăng thêm doanh thu cho quốc gia Đông Nam Á".

Tin hoạt động của các công ty năng lượng quốc tế trong tuần qua (31/10-6/11)Tin hoạt động của các công ty năng lượng quốc tế trong tuần qua (31/10-6/11)
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (7-13/11)Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (7-13/11)

Nh.Thạch

AFP