Thắp sáng những ước mơ cho trẻ em dân tộc - miền núi có hoàn cảnh khó khăn
Toàn cảnh buổi gặp mặt báo chí |
Chia sẻ tại họp báo giới thiệu về chương trình ngày 30/8, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa cho biết: Chương trình nhằm động viên, khích lệ tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống của trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu thực hiện ước mơ của mình ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời ghi nhận và tôn vinh những tấm lòng nhân ái, có nhiều đóng góp cho chương trình và hoạt động bảo vệ quyền trẻ em trong thời gian qua.
Mục tiêu của chương trình là vận động nguồn lực để trao 2 nhà tình thương và 1.000 suất học bổng, 3.000 phần quà cho trẻ em; động viên những trẻ em kém may mắn, cùng nhau thắp lên những ngọn lửa yêu thương cho trẻ em.
Hơn 300 trẻ em sẽ được tham dự Chương trình “Thắp sáng ước mơ” sẽ diễn ra vào ngày 8/9 tại Nhà hát Quân đội (Hà Nội), trong đó có 109 trẻ em là trẻ dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi, trẻ em khuyết tật đặc biệt đến từ các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Tây Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh sẽ được nhận học bổng và quà.
Tiêu biểu như câu chuyện của em Hà Văn Tài (sinh năm 2006, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị), em ở với bà, gia đình chỉ có hai bà cháu, khi sinh ra em đã không có đôi bàn tay. Tài luôn nỗ lực vơn lên trong cuộc sống và là học sinh giỏi xuất sắc, em viết chữ bằng đôi chân rất đẹp.
Hay như câu chuyện của em Phương Văn Tình (học sinh lớp 8, trường THCS Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), gia đình hộ nghèo, trong nhà có bố là lao động chính nhưng lại không có nghề nghiệp ổn định, chi đi làm thuê, lao động phổ thông, ai thuê gì làm đấy mà không thể đi xa vì ở nhà chăm sóc em con bị bệnh. Mẹ tình bị quáng, mắt không nhìn rõ, còn hay bị ngã, không đi làm được việc gì. Bản thân Tình bị mắc bệnh rối loạn đông máu, thường xuyên phải đi truyền máu tại bệnh viện Huyết học trường máu Trung ương. Nếu không được truyền máu, cơ thể tím tái, hoa mắt, không ngủ được và bị các cơn đau hành hạ. Tình có ước mơ là mình được chữa khỏi bệnh để bố mẹ đỡ vất vả, đau khổ vì em. Tuy bị bệnh nhưng em luôn cố gắng đi học đầy đủ và có thành tích trong học tập.
Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa phát biểu tại họp báo |
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa khẳng định, trẻ em là đối tượng cần được toàn xã hội quan tâm và bảo vệ. Hiện nay, tại Việt Nam còn rất nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mong muốn được “thắp sáng ước mơ”. Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong hành trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em trên mọi miền đất nước.
Trong chuỗi sự kiện Chương trình “Thắp sáng những ước mơ” lần thứ 6 này, Ban tổ chức cũng đã phối hợp với các đơn vị, tổ chức trao quà, học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều địa phương khác như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu.
Nguyễn Hoan
-
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
-
Tết lạc quan trong căn nhà 6m2 ở Hà Nội nơi ba thế hệ sinh sống
-
Tháng Nhân đạo 2022: Phấn đấu vận động 400 tỷ đồng hỗ trợ 1 triệu lượt người khó khăn
-
Hà Nội: Tặng quà giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
-
Tri ân khách hàng: EVNNPC thắp sáng ước mơ cho học sinh nghèo vùng cao
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp