Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng thiếc, wolfram, antimon
Ảnh minh hoạ. |
Mục tiêu hướng tới hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon phải bảo đảm phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đáp ứng tối đa nhu cầu của nền kinh tế.
Quy hoạch phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành các đề án thăm dò; mục tiêu trữ lượng cấp 121 và 122 đạt 40.439 tấn thiếc, 42.165 tấn wolfram, 4.756 tấn antimon. Dự kiến đến năm 2025 sản lượng khai thác đạt 3.203 tấn Sn, 5.610 tấn WO3, 819 tấn antimon.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động thăm dò, khai thác và chế quặng thiếc, wolfram, antimon giai đoạn đến năm 2035 khoảng 2.524 tỷ đồng. Trong đó, đối với từng loại quặng như: Quặng thiếc khoảng 1.108 tỷ đồng; quặng wolfram khoảng 1.225 tỷ đồng và quặng antimon khoẳng 191 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến kim loại thiếc, wolfram, antimon; kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động; tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ ranh giới mỏ và các điểm mỏ mới được phát hiện và khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quặng thiếc, wolfram, antimon quốc gia.
Nhà nước cũng cấu trúc lại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng nguồn tài nguyên hạn chế, công nghệ lạc hậu, tổn thất tài nguyên cao và gây ô nhiễm môi trường; khai thác không gắn kết với địa chỉ sử dụng để hình thành các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, khai thác, chế biến tập trung với công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn lao động và thân thiện môi trường theo các hình thức sát nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản.
Hà Lê
TKV tăng cường hoàn nguyên môi trường | |
Vì sao ExxonMobil và Chevron không tận dụng được việc dầu tăng giá? | |
Cơ chế nào để Việt Nam phát triển các mỏ dầu khí cận biên? |