Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bão Yagi và những "bài học" cho môi trường Thủ đô

Bài 1: Sự tàn phá của "siêu bão"

11:07 | 26/09/2024

1,860 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hà Nội những ngày sau bão Yagi không chỉ mang trong mình những "vết thương chằng chịt" của cây cối gãy đổ, nhà cửa, bảng biển xiêu vẹo, mà còn ẩn chứa một nguy cơ nghiêm trọng khác: ô nhiễm môi trường.

Thiệt hại mà bão Yagi (bão số 3) gây ra đối với môi trường Hà Nội là vô cùng lớn. Hậu cơn bão, cùng với việc dọn dẹp môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão thì việc trồng lại cây xanh và xây dựng chiến lược "thích ứng" với thiên tai trong tương lai là điều đặc biệt quan trọng mà chính quyền và nhân dân Thủ đô cần làm ngay lúc này.

Bài 1: Sự tàn phá của "siêu bão"
Hình ảnh ngôi nhà 4 tầng ở huyện Thạch Thất bị "vò nát" đã phản ánh sức tàn phá khủng khiếp của bão số 3.

Cơn bão số 3, với tên quốc tế là Yagi, đã đổ bộ vào các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, mang theo sức gió giật cấp 12 - 14 và gây mưa lớn trên diện rộng. Mặc dù Hà Nội không nằm trong vùng tâm bão, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Hàng loạt cây xanh, biển quảng cáo và cột điện bị quật ngã, nhiều tuyến đường trở thành "bãi chiến trường". Tuy nhiên, những thiệt hại hữu hình ấy chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh toàn cảnh về hệ lụy môi trường mà chúng ta cần đối mặt.

"Biển rác" sau bão

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người dân Thủ đô sau bão là những con đường ngập tràn rác thải, cây cối gãy đổ, cành lá, biển quảng cáo, tấm lợp nhà cửa... ngổn ngang khắp nơi. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, khoảng 42.000 cây xanh bị gãy đổ trong bão Yagi, tạo ra lượng rác thải hữu cơ khổng lồ. Chưa kể, rác thải sinh hoạt vốn đã quá tải ở nhiều khu vực nay càng trở nên trầm trọng hơn do mưa bão.

Không chỉ ảnh hưởng mỹ quan đô thị, rác thải sau bão còn là "ổ bệnh" tiềm tàng. Bởi rác thải hữu cơ phân hủy trong môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho ruồi, muỗi và các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đặc biệt, sau bão cũng là thời điểm dịch sốt xuất huyết bước vào giai đoạn cao điểm hàng năm (khoảng từ tháng 9 đến tháng 11).

Bên cạnh lượng rác thải tăng cao, ngập lụt cục bộ sau bão cũng là vấn đề đáng lo ngại. Theo đó, hệ thống cống rãnh tại nhiều khu vực đã bị tắc nghẽn do lượng rác thải quá lớn, dẫn đến tình trạng ngập úng kéo dài. Nước bẩn từ các hệ thống cống tràn ra đường phố, kéo theo các chất thải nguy hiểm và vi khuẩn, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh như viêm da, bệnh đường ruột.

Ngoài ra, một vấn đề đáng chú ý khác là ô nhiễm không khí sau bão. Hoạt động dọn dẹp vệ sinh, các công trình xây dựng và sự di chuyển của các phương tiện cơ giới đã khiến bụi mịn và khí thải gia tăng. Theo Trung tâm Quan trắc môi trường Hà Nội, chỉ số chất lượng không khí (AQI) trong tuần sau bão Yagi đã tăng lên mức xấu, gây hại cho sức khỏe, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ.

Bài 1: Sự tàn phá của "siêu bão"
Cây xanh Hà Nội bị tàn phá nặng nề bởi bão số 3.

Chung tay hành động để Thủ đô "xanh" trở lại

Bão Yagi đã đi qua, nhưng những hệ lụy mà nó để lại đối với môi trường là không nhỏ. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho toàn bộ người dân Thủ đô về tầm quan trọng của ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khó lường. Hành động sau bão không chỉ là xử lý hậu quả mà còn phải hướng tới sự bền vững.

Một trong những giải pháp cấp bách là cải thiện công tác thu gom và xử lý rác thải. Chính quyền thành phố cần phát triển và triển khai các phương án phân loại rác tại nguồn một cách đồng bộ và khoa học hơn. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hiện nay, mỗi ngày thành phố thải ra hơn 6.500 tấn rác sinh hoạt, trong đó có đến 90% rác thải không được phân loại. Việc cải thiện công tác phân loại rác không chỉ giúp giảm thiểu gánh nặng lên các bãi rác tập trung mà còn tăng cường khả năng tái chế, giảm thiểu lượng rác chôn lấp.

Bên cạnh đó, năng lực thoát nước cũng cần được nâng cao. Theo các chuyên gia, hệ thống thoát nước tại nhiều khu vực trong thành phố đã cũ kỹ và không đáp ứng được lượng nước mưa lớn trong thời gian ngắn. Việc đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước, đặc biệt tại các khu vực dễ ngập úng, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sau mưa bão.

Ngoài ra, người dân cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Các chiến dịch cộng đồng như "Ngày Chủ Nhật xanh" cần được duy trì và mở rộng, khuyến khích người dân tham gia dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh nhà ở. Những hành động nhỏ như phân loại rác tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon, bảo vệ cây xanh... sẽ góp phần xây dựng một Thủ đô xanh - sạch - đẹp, không chỉ sau bão mà còn cho tương lai dài lâu.

Mặt khác, chính quyền cũng cần tăng cường năng lực giám sát và ứng phó với các thảm họa thiên nhiên. Việc xây dựng các kịch bản phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường cần được lồng ghép vào quy hoạch phát triển đô thị. Thành phố cần đầu tư hơn vào hệ thống cảnh báo sớm, giúp người dân chuẩn bị tốt hơn trước những cơn bão lớn, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của, cũng như hệ lụy về môi trường.

Cơn bão Yagi là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về khả năng chống chịu của Thủ đô trước những biến đổi của thiên nhiên. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hành động ngay từ những việc nhỏ nhất. Chỉ khi cùng nhau chung tay, chúng ta mới có thể biến Hà Nội thành một thành phố xanh, bền vững và an toàn hơn trước những biến động của khí hậu.

Theo Báo điện tử Kinh tế & Đô thị

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan