Phần Lan tiến thêm một bước trong việc giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga
Tàu FSRU Exemplar, kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nổi, do Phần Lan thuê để thay thế khí đốt của Nga, đang neo đậu tại cảng Inkoo, phía tây Helsinki, ngày 28/12/2022. |
"Tàu FSRU đã được chứng minh là giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất để giảm dần sự phụ thuộc của Phần Lan vào khí đốt của Nga và đảm bảo tính liên tục của nguồn cung cấp khí đốt ở Phần Lan", nhà điều hành công Gasgrid nói trong một tuyên bố.
Các tàu FSRU cho phép nhập khẩu khí tự nhiên bằng đường biển ở dạng lỏng.
Theo Gasgrid, tàu FSRU mới có thể chứa khoảng 68.000 tấn LNG và được cho thuê trong thời hạn 10 năm, sẽ sẵn sàng cung cấp cho các hộ gia đình, nhà công nghiệp và nhà sản xuất năng lượng của Phần Lan từ giữa tháng Giêng năm sau.
Giám đốc điều hành của Gasgrid, ông Olli Sipilä, nói với AFP: “Khí đốt có thể đến từ bất kỳ nơi nào trên thế giới có cung cấp LNG, nhưng không phải từ Nga”.
FSRU này cũng sẽ có thể cho phép vận chuyển hàng đến các nước vùng Baltic (Estonia, Latvia và Litva) cũng như Ba Lan thông qua đường ống dẫn khí đốt Balticconnector nối Phần Lan và Estonia.
Vào tháng 5, Gazprom của Nga tuyên bố đã cung cấp 1,49 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên cho Phần Lan vào năm 2021, chiếm khoảng 2/3 tổng lượng tiêu thụ của nước này.
Tuy nhiên, khí đốt tự nhiên chỉ chiếm khoảng 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của Phần Lan.
Ở châu Âu, các quốc gia khác cũng đang áp dụng các tàu FSRU để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Vào tháng 12, Đức, quốc gia phụ thuộc 55% vào nhập khẩu khí đốt của Nga, đã khánh thành tàu FSRU đầu tiên và 5 chiếc khác dự kiến được đưa vào sử dụng trong năm tới.
Nh.Thạch
AFP
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Ấn Độ tìm kiếm các nhà đầu tư dầu mỏ để nâng cao sản lượng
-
Châu Âu nhập khẩu lô hàng LNG đầu tiên từ Mexico
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Singapore và Hàn Quốc hướng tới Chương trình mua chung khí đốt
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp