Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vụ bê bối của cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang:

Những nhận định khác nhau

09:24 | 19/08/2014

663 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giới truyền thông cho rằng, vì từng là cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an nên ảnh hưởng của ông Chu Vĩnh Khang giống như cái ô chắc chắn, che chở, giúp đỡ con cháu và họ hàng dễ dàng kiếm được các hợp đồng béo bở và dựng nên đế chế kinh doanh trị giá hàng tỷ USD.

(Tiếp theo kỳ trước)

Hãng Reuters từng cho rằng, tổng tài sản nhà họ Chu nắm giữ khoảng 90 tỷ NDT (hơn 14,5 tỷ USD). Nhiều thông tin nói rằng, gia đình họ Chu sở hữu hoặc có mối liên kết với ít nhất 37 công ty, tại nhiều nơi ở Trung Quốc và nước ngoài với nhiều ngành nghề như sản xuất dầu mỏ, phát triển bất động sản, thủy điện... Nhưng để tìm ra chứng cứ buộc tội ông Chu Vĩnh Khang không phải là điều dễ dàng bởi cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị không trực tiếp tham gia vào các phi vụ làm ăn, luôn tạo cho mình nhiều lớp ngăn cách với các hoạt động kinh doanh mờ ám.

Có nhiều tin đồn khác nhau (và không có bất cứ bằng chứng xác đáng nào để chứng minh) xung quanh chủ đề “ngã ngựa” của ông Chu Vĩnh Khang. Có người cho rằng, ông Tập Cận Bình đang tìm cách gạt bỏ đối thủ chính trị lớn nhất để củng cố quyền lực. Bởi ông Tập Cận Bình luôn có ác cảm với ông Chu Vĩnh Khang, đặc biệt là khi cựu Bộ trưởng Công an thể hiện sự ủng hộ ra mặt đối với ông Bạc Hy Lai. Cũng có tin đồn nói rằng, ông Chu Vĩnh Khang bị trừng phạt vì đã 2 lần tìm cách ám sát ông Tập Cận Bình.

Ông Chu Vĩnh Khang và ông Tập Cận Bình

Trong khi đó, cũng có nhiều người đặt câu hỏi, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình sẽ kéo dài bao lâu và liệu sự sụp đổ của ông Chu Vĩnh Khang có đánh dấu một sự khởi đầu mới hay kết thúc của chiến dịch chống tham nhũng. Một số nhà đầu tư đã bắt đầu phàn nàn về chiến dịch chống tham nhũng bởi tạo ra những hệ quả khôn lường, khi quan chức sợ hãi rút vào phòng thủ và trì hoãn phê duyệt nhiều dự án. Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra và kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn cho biết, cuộc chiến chống tham nhũng đã phải đối mặt với các triệu chứng đầu tiên, những sai lầm của cán bộ để có một cách tiếp cận hệ thống giải quyết vấn đề từ nguyên nhân.

Cách đây khoảng 2 năm (2012), Ngân hàng Thế giới phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của chính phủ Trung Quốc công bố báo cáo (dày tới 450 trang) “Trung Quốc 2030: Xây dựng một xã hội hiện đại, hài hòa và sáng tạo”. Nhưng khi đó báo cáo này không được dư luận quan tâm cho tới khi hội nghị Trung ương 3 khai mạc (tháng 10-2013), người ta mới nhận ra vai trò cực kỳ quan trọng của việc phải có những thay đổi quyết liệt trong nền kinh tế, đặc biệt là với các tập đoàn kinh tế lớn do nhà nước sở hữu. Nhưng việc tái sắp xếp các tập đoàn kinh tế nhà nước được đề cập trong báo cáo này lại ảnh hưởng đến quyền lợi của ông Chu Vĩnh Khang và những người thân cũng như thân tín của cựu Bộ trưởng Công an phải mất bao nhiêu năm để gây dựng.

Ông Tập Cận Bình từng nói trước Bộ chính trị rằng, đánh cược cả tính mạng và danh dự của mình vào chiến dịch chống tham nhũng. Ông Tập Cận Bình cho biết, lực lượng tham nhũng và chống tham nhũng đang đối đầu, thậm chí đang rơi vào tình trạng bế tắc, nhưng sẽ theo đuổi đến cùng. Điều này cho thấy, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình chắc chắn đã bị một số nhóm lợi ích tầng lớp trên đe dọa. Chiến dịch chống tham nhũng này có quy mô lớn nhất kể từ năm 1949 và được nâng lên tầm cao mới khi quyết định điều tra cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu.

Ngày 12-8, tờ The Diplomat nhận định, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình sẽ trở nên vô nghĩa và không bảo vệ được đảng Cộng sản Trung Quốc nếu nhiều người dân nước này vẫn tiếp tục nghèo đi. Người ta từng nói rằng, thu nhập không minh bạch và nguồn tiền từ tham nhũng chiếm hơn 30% tổng thu nhập quốc dân (GDP) ở Trung Quốc. Ngày 30-7, tờ The Diplomat bình luận, việc điều tra ông Chu Vĩnh Khang cho thấy sự chiến thắng của pháp luật. Trước đó (29-7), tờ Business Insider cho rằng, việc chính thức điều tra đối với ông Chu Vĩnh Khang cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh là thực sự và có lợi cho công cuộc cải cách nền kinh tế Trung Quốc.

Theo tờ Epoch Times, sau khi ông Từ Tài Hậu và ông Chu Vĩnh Khang bị hạ bệ, ảnh hưởng của ông Giang Trạch Dân đối với chính trường bị giảm hẳn. Giới chuyên môn cho rằng, ngay sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã thay đổi phương thức lãnh đạo - phá vỡ mô hình tập thể lãnh đạo tồn tại từ trước Đại hội 18, sử dụng các tổ công tác đặc biệt để thay thế cho các cấu trúc quyền lực sẵn có trước đây ở trong đảng, nhà nước và quân đội.

Ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân

Cả ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào đều ủng hộ chống tham nhũng, nhưng vẫn cho rằng chiến dịch này đã đi đủ xa và việc tiếp tục đẩy mạnh có thể gây hại đến những lợi ích hoặc phe phái của họ. Đồng thời lo ngại việc này sẽ mất đi sự ổn định và ủng hộ trong nội bộ đảng nếu chiến dịch chống tham nhũng kéo dài quá lâu và quá mạnh tay. Ngày 30-7, hãng Reuters đưa tin, nếu không nhận được sự cho phép của 2 người tiền nhiệm là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân thì ông Tập Cận Bình khó mở cuộc điều tra chống lại ông Chu Vĩnh Khang. Theo thống kê, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã hạ bệ ít nhất 36 quan chức từ cấp Thứ trưởng trở lên.

Giới phân tích cho rằng, năm 2014 sẽ chứng kiến chiến dịch truy quét tham nhũng mạnh mẽ hơn, bởi trong phát biểu ngày 14-1, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh: quyết không khoan dung đối với tội tham nhũng và đây là cuộc chiến cần các nỗ lực lâu dài bởi tham nhũng là mối đe dọa đối với sự tồn vong của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày 31-3, tờ Financial Times dẫn một số nguồn tin cho biết, cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân uỷ Trung ương Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều thúc giục ban lãnh đạo kiềm chế chiến dịch chống tham nhũng do lo ngại lợi ích của một số nguyên lão trong Đảng bị ảnh hưởng. Theo đó, chiến dịch chống tham nhũng không thể có quy mô quá lớn, cũng như không nên nhằm vào quá nhiều gia tộc quyền lực.

Tân Hồng-Tiên Du