Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 2/12/2022
EU đã tạm thời đồng ý áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga. Ảnh: GT |
EU tạm thời đồng ý mức giá trần đối với dầu Nga
Liên minh châu Âu (EU) ngày 1/12 đã tạm thời đồng ý áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga và đặt ra cơ chế để giữ giá trần ở mức 5% dưới mức giá thị trường.
Thỏa thuận này vẫn cần phải được tất cả thành viên EU phê chuẩn bằng văn bản trước ngày 3/12. Một nhà ngoại giao EU cho biết Ba Lan vẫn chưa xác nhận liệu họ có ủng hộ thỏa thuận hay không.
Theo tài liệu mà Reuters thu thập được, mức giá trần sẽ được xem xét vào giữa tháng 1/2023 và được xem xét lại theo chu kỳ 2 tháng. Điều này được cho là nhằm đánh giá cách thức hoạt động của cơ chế này và ứng phó "những bất ổn" có thể xảy ra trên thị trường dầu mỏ.
Bốn quốc gia Đông Nam Âu ký thỏa thuận tăng cường kết nối khí đốt
Bốn quốc gia là Hy Lạp, Bulgaria, Romania và Hungary ngày 1/12 đã đồng ý thỏa thuận tăng cường khả năng kết nối và vận chuyển của mạng lưới khí đốt. Đây là một trong những nỗ lực mang tính dài hạn của các nước này để đa dạng hóa các nguồn khí đốt và tăng cường vai trò trong chuỗi cung ứng năng lượng của châu Âu.
Từ năm 2016, bốn quốc gia này đã đồng ý phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để hiện thực hóa Hành lang khí đốt trục dọc (Vertical Gas Corridor) cho phép vận chuyển khí đốt hai chiều từ Hy Lạp đến Bắc Âu, qua Bulgaria, Romania và Hungary. Sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu do xung đột ở Ukraine, các nước châu Âu đã tìm kiếm các nhà cung cấp khí đốt thay thế và theo đuổi các hợp tác năng lượng tích cực hơn.
Theo biên bản ghi nhớ được ký bên lề hội nghị khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Athens, các nhà cung cấp khí đốt của Hy Lạp (DESFA), Bulgaria (Bulgartransga), Hungary (FGSZ) và Romania (SNTGN Transgaz) đã đồng ý triển khai đàm phán về các khía cạnh pháp lý và kinh tế của mạng lưới khí đốt này. Dự kiến, thỏa thuận sẽ kéo dài ba năm và có thể được gia hạn thêm một năm.
Nga từ chối giảm giá bán dầu thô cho Pakistan
Truyền thông Pakistan ngày 1/12 đưa tin, Nga đã từ chối cung cấp cho Pakistan mức chiết khấu 30-40% đối với dầu thô, sau khi phái đoàn Pakistan yêu cầu giảm giá trong các cuộc đàm phán diễn ra ở Moscow.
Phái đoàn chính thức của Pakistan đã tới Moscow để thảo luận với Nga về khả năng nhập khẩu dầu thô với giá chiết khấu, phương thức thanh toán và chi phí vận chuyển. Kết thúc các cuộc đàm phán, phía Nga cho biết không thể đưa ra bất cứ điều gì trong thời điểm này vì tất cả các khối lượng dầu mỏ đã được cam kết với các đối tác khác. Nga cũng hứa sẽ xem xét yêu cầu của Pakistan và trao đổi vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao.
Theo nguồn tin, Nga có thể cung cấp dầu thô cho Pakistan với mức giá đang cung cấp cho các khách hàng lớn, những nền kinh tế đáng tin cậy, vào thời điểm thích hợp. Phía Nga yêu cầu Pakistan trước tiên cần tôn trọng các cam kết đối với Dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Pakistan" (Pakistan Stream), kết nối Karachi đến Lahore.
Ấn Độ cắt giảm thuế lợi tức phụ thu đối với dầu thô
Chính phủ Ấn Độ ngày 1/12 đã cắt giảm thuế lợi tức phụ thu (windfall tax) đối với dầu thô xuống 60,34 USD/tấn và cắt giảm thuế xuất khẩu đối với dầu diesel xuống 0,099 USD/lít. Những thay đổi đối với thuế lợi tức phụ thu này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 2/12.
Thuế lợi tức phụ thu là một loại thuế đặc biệt được chính phủ áp dụng khi một công ty hoặc một ngành được hưởng lợi từ một mặt hàng nào đó mà không phải chịu trách nhiệm về lợi ích tài chính phát sinh sau đó được gọi là lợi nhuận bất ngờ.
Ấn Độ lần đầu tiên áp thuế lợi tức phụ thu vào ngày 1/7 năm nay, gia nhập danh sách ngày càng nhiều các quốc gia đánh thuế các khoản siêu lợi nhuận so với bình thường của các công ty năng lượng. Tuy nhiên, giá dầu thô quốc tế đã hạ nhiệt kể từ đó, ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ở cả nhà sản xuất và nhà máy lọc dầu.
Italy đặt nhà máy lọc dầu của Nga dưới sự giám sát nhà nước
Một nguồn tin Chính phủ Italy ngày 1/12 cho biết chính phủ nước này đã đặt nhà máy lọc dầu ISAB của Tập đoàn Lukoil (Nga) dưới sự giám sát tạm thời của nhà nước nhằm tránh để nhà máy phải đóng cửa và đảm bảo nguồn cung năng lượng. Việc giám sát dự kiến sẽ kéo dài tối đa 12 tháng.
ISAB là một trong những nhà máy lớn nhất ở châu Âu, có công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm, cung cấp khoảng 20% nhu cầu của Italy. Nhà máy có trụ sở ở Sicily này có nguy cơ phải ngừng sản xuất do lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển, dự kiến có hiệu lực từ ngày 5/12.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết việc can thiệp khẩn cấp này là nhằm bảo vệ trung tâm năng lượng chiến lược quốc gia, cũng như bảo vệ việc làm cho người dân, vốn rất quan trọng đối với Sicily nói riêng và Italy nói chung. Trước đó, tháng 9 vừa qua, một quốc gia EU khác là Đức đã nắm quyền kiểm soát chi nhánh của Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga tại nước này.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 30/11/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 1/12/2022 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11