Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 30/11/2022
Nga, Kazakhstan và Uzbekistan đang thảo luận về việc thành lập liên minh khí đốt nhằm đáp ứng nhu cầu khí đốt của ba nước. Ảnh: Getty |
Nga thúc đẩy xây dựng liên minh khí đốt ở Trung Á
Nga, Kazakhstan và Uzbekistan đang thảo luận về việc thành lập liên minh khí đốt nhằm đáp ứng nhu cầu khí đốt của ba nước. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 29/11 cho hay kế hoạch trên được Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev công bố vào hồi đầu tuần này. Ông cho biết thêm sáng kiến này là của người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Người phát ngôn Peskov cho biết kế hoạch này sẽ đem lại sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa ba quốc gia, cũng như sự phát triển cơ sở hạ tầng vận chuyển tại thị trường nội địa của họ. “Những gì Tổng thống Putin nghĩ đến là thiết lập một cơ chế điều phối ở giai đoạn đầu tiên. Có thể điều này vẫn đang được thảo luận, với một số loại pháp lý nhằm tạo điều kiện hợp tác giữa ba nước”, ông Peskov nói.
Quan chức này chỉ ra rằng cả Kazakhstan và Uzbekistan đều có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, với nhu cầu khí đốt trong nước ngày càng tăng. Ngoài ra, cả ba quốc gia đều bán khí đốt ra thị trường nước ngoài và có thể hưởng lợi từ một số cơ chế đồng bộ hóa trong khu vực.
EU cần thêm kinh phí để thoát khỏi năng lượng Nga
Hãng tin Bloomberg dẫn lời Chủ tịch ủy ban Kinh tế và Tiền tệ của Nghị viện châu Âu, bà Irene Tinagli, cho hay các nguồn lực được đề xuất hiện tại “sẽ không đủ để thực sự giải quyết vấn đề độc lập năng lượng và nghèo năng lượng". Theo bà, Liên minh châu Âu (EU) cần thêm tiền để tách khỏi khí đốt của Nga và bảo vệ các công ty cũng như hộ gia đình trong khu vực khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Theo bà Tinagli, ngân sách hạn chế của EU, chiếm khoảng 1% GDP của khối, "rõ ràng là không đủ" để giải quyết vô số thách thức phải đối mặt, từ năng lượng đến an ninh. Bà nói rằng EU nên thảo luận về các nguồn lực chung bổ sung, bao gồm cả việc thông qua nhiều khoản vay chung hơn như khối đã làm với chương trình phục hồi trị giá 800 tỷ euro (808 tỷ USD) được hình thành trong đại dịch.
Được biết, EC và các quốc gia thành viên đang đàm phán một đề xuất, được gọi là REPowerEU, để sử dụng tới 220 tỷ euro (228 tỷ USD) khoản vay chưa sử dụng từ quỹ khắc phục hậu quả đại dịch của khối và 20 tỷ euro (28 tỷ USD) trợ cấp để củng cố cơ sở hạ tầng năng lượng của EU, đặc biệt là trong trường năng lượng xanh.
Nga cảnh báo hậu quả bị áp giá dầu
Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak hôm 29/11 đã lên tiếng cảnh báo về những hệ lụy nếu giá dầu thô của nước này bị các quốc gia phương Tây áp giá trần. Ông Novak nói rằng, nếu dầu thô của Nga bị áp giá trần thì có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung và gián đoạn đầu tư trên thị trường năng lượng.
Phát biểu tại diễn đàn kinh doanh được tổ chức ở Moscow, Nga hôm 29/11, ông Novak khẳng định lập trường không thay đổi của Moscow trong việc tuân thủ các cam kết đối với thị trường năng lượng. “Bất kể các quốc gia phương Tây có đưa ra mức giá nào đi nữa, cho dù đó là mức giá cao, thì điều này khó có thể chấp nhận về mặt nguyên tắc khi ký kết các hợp đồng”, ông Novak nhấn mạnh
“Mỹ và các quốc gia đồng minh phương Tây đang cố gắng áp vô số lệnh cấm lên ngành công nghiệp năng lượng Nga, ngăn chúng tôi tiếp cận với công nghệ mới và bóp nghẹt thương mại quốc tế của Nga. Những hành động như vậy sẽ dẫn tới các nguy cơ lớn về tình trạng thiếu hụt nguồn cung và gián đoạn đầu tư”, ông Novak nói thêm.
Mỹ viện trợ thiết bị điện trị giá 53 triệu USD cho Ukraine
Ngày 29/11, Mỹ đã công bố khoản viện trợ trị giá 53 triệu USD cho Ukraine để mua sắm các trang thiết bị cho mạng lưới truyền tải điện năng trong bối cảnh hệ thống hạ tầng năng lượng Ukraine đang bị hư hỏng do xung đột.
Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ các thiết bị điện sẽ nhanh chóng được chuyển tới Ukraine nhằm giúp người dân nước này có thể vượt qua mùa đông. Trong số các thiết bị sẽ có máy biến áp, cầu dao và thiết bị chống sét lan truyền.
Vào ngày 28/11, Ukrenergo, công ty điều hành lưới điện quốc gia Ukraine, cho biết buộc phải cắt điện khẩn cấp thường xuyên trên toàn quốc do không kịp sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hại. Tuyết đã rơi ở thủ đô Kiev từ nhiều ngày nay trong khi người dân vẫn sống trong cảnh mất điện.
Gazprom chuyển hướng xuất khẩu khí đốt từ Tây sang Đông
Gazprom đã công bố một gói đầu tư rất lớn cho năm 2023 khi tăng chi tiêu trong năm tới lên 2,3 nghìn tỷ rúp (35 tỷ USD). Công ty đang chuẩn bị bắt tay vào các dự án lớn cần nhiều vốn có thể bao gồm các đường ống dẫn khí đốt mới đến Trung Quốc và điều này cũng cho thấy Gazprom thu nhập từ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu cao hơn so với dự báo của các nhà phân tích.
Gói đầu tư mới đánh dấu mức tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong khoản đầu tư của nhà cung cấp khí đốt thuộc sở hữu nhà nước Nga và cao hơn gần 25% so với dự báo của BCS Global Markets, công ty môi giới có trụ sở tại Moskva cho biết trong một báo cáo nghiên cứu.
Đây là khoản đầu tư lớn nhất của Gazprom kể từ năm 2014. BCS cho biết: “Ngân sách cao bất ngờ này có thể được đầu tư lớn hơn dự kiến vào loạt các dự án (Power of Siberia 1, khí hóa khu vực, Baltic LNG...) và dòng tiền này có thể là một tín hiệu tích cực".
EU tăng mua dầu diesel Nga
Theo dữ liệu của Công ty phân tích năng lượng Vortexa, Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh gia tăng sự phụ thuộc vào dầu diesel của Nga kể từ tháng 10 đến nay. Cụ thể, trong 24 ngày tháng 11, các tàu chở dầu của Nga đã vận chuyển trung bình 1,34 triệu thùng dầu diesel/ngày vào EU và Anh. Con số này cao hơn mức trung bình 10 tháng đầu năm.
Dữ liệu từ Công ty Refinitiv cũng cho thấy, trong tháng 11, dầu diesel của Moscow chiếm 44% lượng nhiên liệu nhập khẩu của khối EU, tăng lên so với mức 39% của tháng trước. Điều này có nghĩa là Nga vẫn là nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất trong khu vực, mặc dù thực tế là tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu của nước này sang EU đã giảm đáng kể trong những tháng qua do các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Từ ngày 5/12, EU sẽ cắt đứt hoàn toàn việc nhập khẩu dầu mỏ bằng đường biển từ Nga. Đây là một phần quan trọng trong nỗ lực của khối nhằm cắt giảm nguồn thu hàng tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu dầu của Moscow. Tuy nhiên, cho đến nay, Nga vẫn là nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất của EU.
Anh loại tập đoàn Trung Quốc khỏi dự án nhà máy điện hạt nhân
Chính phủ Anh đã loại Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) khỏi dự án xây nhà máy điện hạt nhân Sizewell C khi tuyên bố sẽ đầu tư 839 triệu USD để mua 50% cổ phần của nhà máy này. Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp Anh (BEIS) cho biết, đây là khoản đầu tư trực tiếp đầu tiên của nước này cho một nhà máy điện hạt nhân mới trong hơn 3 thập niên qua.
Theo tuyên bố, việc Chính phủ Anh đầu tư vào Sizewell C sẽ hỗ trợ dự án tiếp tục phát triển. Khoản đầu tư này cho phép Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc rút khỏi dự án. Chính phủ Anh sẽ nắm 50% cổ phần và phần còn lại sẽ do tập đoàn điện lực EDF của Pháp - chịu trách nhiệm xây dựng nhà máy, nắm giữ.
CGN đã nhận được một số tiền để từ bỏ số cổ phần mà họ nắm giữ trước đó. BEIS không tiết lộ bao nhiêu phần của khoản đầu tư sẽ được chuyển cho CGN nhưng lưu ý rằng, nó sẽ bao gồm chi phí mua lại, mọi khoản thuế phải trả và lợi nhuận thương mại của công ty cho tới nay.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 28/11/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 29/11/2022 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 13/11: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tiếp tục lập kỷ lục mới
-
Thúc đẩy nâng cao nhận thức xanh trong cộng đồng, doanh nghiệp
-
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào ngày 30/11
-
Doanh số bán xe điện toàn cầu tăng 35% trong tháng 10
-
Giá vàng hôm nay (13/11): Tiếp đà lao dốc