Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 1/12/2022
EU hiện đang thảo luận về việc giới hạn giá dầu thô của Nga ở mức 60 USD/thùng. Ảnh: Mint |
EU tính hạ giá trần dầu Nga xuống 60 USD/thùng
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hiện đang thảo luận về việc giới hạn giá dầu thô của Nga ở mức 60 USD/thùng, thấp hơn mức đề xuất trước đó của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) là 65-70 USD/thùng, hãng tin Bloomberg dần nguồn thạo tin cho hay.
Trước đó, G7 đã đề xuất ấn định mức áp trần giá dầu Nga trong khoảng 65-70 USD/thùng và các nước EU đã tiến hành các cuộc họp để đưa ra thống nhất về mức giá này. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Kế hoạch của phương Tây là cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm vận chuyển dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi nó được bán với giá thấp hơn mức trần do nhóm G7 và các đồng minh đặt ra. Các nước G7 đặt mục tiêu áp trần giá trước ngày 5/12, thời điểm lệnh cấm nhập dầu Nga của EU có hiệu lực.
OPEC cắt giảm sản lượng dầu trong tháng 11
Một cuộc khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện ngày 30/11 cho thấy, sản lượng dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm trong tháng 11, phù hợp với cam kết cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày của OPEC và các đối tác (OPEC+). Theo đó, OPEC đã khai thác 29,01 triệu thùng/ngày trong tháng 11, thấp hơn 710.000 thùng/ngày so với sản lượng của tháng 10.
Trước đó, vào tháng 9, sản lượng dầu của OPEC đạt 29,81 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Trong số 2 triệu thùng/ngày cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC+, 1,27 triệu thùng/ngày đã được cắt giảm từ 10 thành viên ban đầu. Điều đó có nghĩa là sản lượng thực tế thấp hơn 800.000 thùng/ngày so với mục tiêu sản lượng tháng 11 mà nhóm đã cam kết.
Trong số các quốc gia thành viên, Ả rập Xê út đã cắt giảm sản lượng mạnh nhất, với mức giảm 500.000 thùng/ngày so với tháng 10, đúng theo cam kết đưa ra. Tiếp đến là Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và Kuwait. Trong khi đó, mức cắt giảm sản lượng của Algeria tương đương 50% mức cam kết. Với Iraq, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC vốn đang kêu gọi nâng hạn ngạch sản lượng dầu mỏ, sản lượng hầu như không giảm trong tháng 11.
Philippines tuyên bố sẽ thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Ngày 1/12, Tổng thống Ferdinand Marcos tuyên bố Philippines sẽ tìm cách thăm dò dầu khí ở Biển Đông ngay cả khi không đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ông đồng thời nhấn mạnh Philippines có quyền khai thác tài nguyên năng lượng ở vùng biển này.
Trước đó, Công ty Philippines PXP Energy từng đàm phán với Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc với mong muốn thành lập liên doanh. Hiện Philippines PXP Energy có giấy phép thăm dò ở Bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) trên Biển Đông. Tuy nhiên, các mâu thuẫn giữa Manila và Bắc Kinh đã ngăn cản thỏa thuận giữa hai tập đoàn. Các cuộc đàm phán về thăm dò năng lượng chung giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông đã chấm dứt vì các vấn đề ràng buộc hiến pháp và chủ quyền.
Vào năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) ở La Hague đưa ra phán quyết tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là thiếu cơ sở. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn xây dựng một số đảo nhân tạo và lắp đặt vũ khí trên vùng biển đang tranh chấp. Tổng thống Marcos trước đó nói Philippines sẽ sử dụng phán quyết của Tòa Trọng tài "để tiếp tục khẳng định quyền lãnh thổ".
Ai Cập dự kiến xuất khẩu 8 triệu tấn LNG sang châu Âu
Bộ trưởng Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập Tarek al-Mulla ngày 30/11 cho biết, xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này sang thị trường châu Âu dự kiến sẽ đạt 8 triệu tấn trong năm 2022, với 90% nhà nhập khẩu là các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Theo số liệu chính thức, giá trị xuất khẩu khí đốt tự nhiên và LNG của Ai Cập đã tăng mạnh từ 177,2 triệu USD năm 2017 lên 3,9 tỷ USD năm 2021 và 5,08 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-8/2022.
Ai Cập hiện đặt mục tiêu trở thành trung tâm thương mại dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trong khu vực và đang nỗ lực thúc đẩy các dự án dầu khí. Nước này đang hợp tác với một loạt công ty năng lượng nước ngoài như Eni của Italy, BP (Anh), Apex International (Mỹ), United Energy (Mỹ), Enap Sipetrol (Chile), Ina (Đức) và một doanh nghiệp đến từ Qatar để tiến hành thăm dò dầu khí tại các lô trên Địa Trung Hải, khu vực Sa mạc phía Tây và Vịnh Suez.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 29/11/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 30/11/2022 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tổng thống Putin: Nga không từ bỏ nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu
-
Tin Thị trường: Giá dầu giảm sốc phiên đầu tuần
-
Giá vàng hôm nay (28/10): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Giá dầu hôm nay (28/10): Bất ngờ giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Liên minh Châu Âu và Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm giải pháp thuế quan xe điện