Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 12/10/2022
EU đang tìm kiếm một thỏa thuận nhằm triển khai thêm các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với giá khí đốt cao. Ảnh minh họa: lboro |
Liên minh châu Âu nỗ lực kiểm soát giá năng lượng leo thang
Phát biểu khi tới dự hội nghị các Bộ trưởng Năng lượng EU ngày 12/10, Cao ủy phụ trách năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson ngày thông báo Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra các biện pháp bổ sung vào tuần tới để nỗ lực kiểm soát giá năng lượng leo thang.
Cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng Na Uy Terje Aasland cho biết nước này không khuyến nghị EC áp giá trần đối với khí đốt nhập khẩu. Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Thụy Điển Khashayar Farmanbar cho rằng EC cần tìm ra cách thức giảm giá khí đốt và điện.
Các quan chức EU mới đây cho biết các nước thành viên đang tìm kiếm một thỏa thuận vào tháng 11 tới nhằm triển khai thêm các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với giá khí đốt cao, song hiện vẫn đang bất đồng về hình thức của các biện pháp, cũng như việc liệu có nên áp giá trần với khí đốt không.
NATO đe dọa kích hoạt Điều 5 của khối
Tổng thư ký khối quân sự NATO Jens Stoltenberg vào hôm 11/10 đã cảnh báo rằng nếu Nga phá hoại các mục tiêu của phương Tây (đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc) thì điều đó sẽ là cơ sở để kích hoạt Điều 5 của NATO.
Theo nhà lãnh đạo NATO, các cuộc tấn công mạng và tấn công lai ghép mang tính chất phá hoại có thể đủ để kích hoạt Điều 5 - điều khoản phòng thủ tập thể của khối quân sự này. Tức là khi ấy, mỗi nước thành viên trong liên minh gồm 30 nước này sẽ xem sự phá hoại nói trên là một cuộc tấn công vào chính họ. Tổng thư ký NATO phát biểu tiếp: “Chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ quyền được định nghĩa chính xác ngưỡng của Điều 5”.
Điều 5 mới chỉ được sử dụng một lần trước đây, sau loạt tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ vào ngày 11/9/2001. Nếu được kích hoạt, điều khoản này sẽ làm gia tăng căng thẳng sẵn có giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Putin tiết lộ mục tiêu của Nga trong thị trường năng lượng toàn cầu
Trong cuộc gặp với người đồng cấp UAE Mohammed bin Zayed Al Nahyan tại St.Petersburg hôm 11/10, Tổng thống Nga Vladimr Putin tuyên bố: "Chúng tôi đang tích cực làm việc trong khuôn khổ OPEC+. Tôi biết vị trí của bạn, hành động của chúng tôi, quyết định của chúng tôi không nhằm vào bất kỳ ai… Chúng hướng đến sự ổn định trên thị trường năng lượng thế giới".
Ông Putin cho biết các động thái của Nga đối với thị trường năng lượng toàn cầu là "Để cả người tiêu dùng, người tham gia sản xuất cũng như các nhà cung cấp cảm thấy bình tĩnh, ổn định và tin tưởng. Ông khẳng định cung và cầu sẽ được cân bằng.
Tuần trước, Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 11.
Phát hiện rò rỉ tại đường ống dẫn dầu Druzhba từ Nga đến châu Âu
Công ty điều hành đường ống PERN - công ty điều hành đường ống dẫn dầu Druzhba trên lãnh thổ Ba Lan ngày 12/10, cho biết đã phát hiện một trong hai đường ống Druzhba bị rò rỉ, một diễn biến làm tăng thêm lo ngại về an ninh năng lượng của châu Âu sau sự cố rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vào tháng trước.
Thông báo của PERN cho biết vào tối 11/9, các hệ thống tự động đã phát hiện sự suy giảm áp suất của đường ống Druzhba trên một trong hai nhánh của đường ống, cách thành phố Plock, miền trung Ba Lan, khoảng 70 km. Hiện tất cả dịch vụ của công ty (gồm kỹ thuật, vận hành, đội cứu hỏa và bảo vệ môi trường) đang làm việc theo các thuật toán định sẵn cho loại tình huống này.
Đường ống Druzhba là một trong những đường ống dẫn dầu lớn nhất thế giới, cung cấp dầu của Nga cho phần lớn khu vực Trung Âu bao gồm Đức, Ba Lan, Belarus, Hungary, Slovakia, CH Czech và Áo.
Ba Lan áp đặt giới hạn giá năng lượng trước mùa đông
Ngày 11/10, Ba Lan công bố mức trần giá điện nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ, các dịch vụ công cộng và hộ gia đình. Đây cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong việc kêu gọi toàn EU áp đặt các biện pháp giới hạn giá năng lượng để giảm áp lực lạm phát.
Mức trần giá điện cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là các doanh nghiệp nhỏ và vừa là 156 USD mỗi megawatt giờ. Đối với các hộ gia đình, giới hạn giá được quy định ở mức 139 USD trên MWh. Giới hạn giá sẽ được áp dụng cho 90% điện năng tiêu thụ từ ngày 1/12 tới và trong khoảng 13 tháng tiếp theo.
Thủ tướng Ba Lan cũng khẳng định các quốc gia đang trải qua một giai đoạn khó khăn đặc biệt là tình trạng thiếu năng lượng khí đốt do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Ông mong muốn EU thúc đẩy các biện pháp để loại bỏ sự phụ thuộc năng lượng vào Nga và đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đa dạng hóa nguồn cung khí đốt trong bối cảnh mới.
Ukraine mất 1/3 hạ tầng năng lượng
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Halushchenko ngày 12/10, xác nhận, khoảng 30% cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp đất nước Ukraine đã bị nhắm trúng và phá hủy trong các đợt tập kích tên lửa dữ dội kéo dài 2 ngày qua do Nga thực hiện.
Ông Halushchenko mô tả đây là lần đầu tiên Moscow "nhắm mục tiêu đáng kể" vào hạ tầng năng lượng Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra hôm 24/2, trong bối cảnh Kiev đang xuất khẩu điện sang châu Âu nhằm "giúp châu Âu tiết kiệm khí đốt và than của Nga".
Ukraine đã buộc phải dừng xuất khẩu điện từ ngày 11/10 và đề nghị người dân trên toàn quốc "hạn chế" tiêu thụ điện. Tại các đô thị lớn của Ukraine điện năng hiện vẫn chưa được cung cấp ổn định. Tại thủ đô Kiev, dịch vụ cung cấp điện thông báo họ sẽ cắt điện luân phiên theo mỗi 4 giờ trên toàn thành phố.
EU bắt tay hợp tác với nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Phi
Ngày 11/10, tại Diễn đàn Kinh doanh năng lượng Algeria - EU tổ chức ở thủ đô Algiers của Algeria, Thủ tướng Algeria Ayman Benabderrahmane kêu gọi các nhà công nghiệp năng lượng châu Âu đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Algeria để tăng sản lượng của nước này và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Ông Benabderrahmane cho biết: “Algeria là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất ở châu Phi và là nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn thứ ba của EU, ngược lại, EU là thị trường quan trọng nhất đối với khí đốt của Algeria. Algeria có tiềm năng lớn về trữ lượng dầu cũng như khí đốt. Việc tăng cường các nỗ lực thăm dò là cốt lõi trong chiến lược của nước này và các cơ hội đầu tư đang mở ra cho các đối tác châu Âu.
Về phần mình, Cao ủy châu Âu về Năng lượng Kadri Simson nhấn mạnh, EU đang tìm kiếm các nhà cung cấp khí đốt mới sau khi chấm dứt hợp tác với Nga. Năm 2013, Algeria và EU đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác, bao gồm tất cả các khía cạnh của dầu khí, năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 11/10/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 10/10/2022 |
T.H
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 15/11: Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT 6 tháng đầu năm 2025
-
Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm rủi ro thiên tai và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024
-
COP29: Azerbaijan bảo vệ quyền khai thác dầu khí trước áp lực quốc tế
-
EU đề xuất tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm phụ thuộc vào Nga