Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 11/10/2022
Hungary và Serbia đã thống nhất xây dựng một đường ống mới cung cấp dầu Urals của Nga cho Serbia thông qua đường ống Druzhba. Ảnh EPA-EFE |
EU xem xét tăng cường các biện pháp năng lượng trong những tuần tới
Trong bối cảnh EU chuẩn bị bước vào mùa đông với nguồn cung khí đốt từ Nga khan hiếm và chi phí năng lượng cao, các Bộ trưởng Năng lượng EU sẽ nhóm họp tại Praha (Thụy Sĩ) vào ngày 12/10 nhằm thảo luận bước tiếp theo, sau loạt biện pháp khẩn cấp như giảm mức tiêu thụ điện vào giờ cao điểm và áp thuế khẩn cấp đối với lợi nhuận thu được của các công ty năng lượng.
Phần lớn các thành viên đều ủng hộ áp giá trần với khí đốt, song lại bất đồng về việc liệu có áp dụng với cả các giao dịch khí đốt, hợp đồng dài hạn, hay chỉ khí đốt được dùng để sản xuất điện. Một quan chức cấp cao EU cho rằng cuộc họp sắp tới cần thu hẹp các phương án để Ủy ban châu Âu (EC) có thể đưa ra đề xuất trong tháng này.
Dự kiến các Bộ trưởng cũng sẽ thảo luận việc mua chung khí đốt, khả năng đàm phán hạ giá thành với các nhà cung cấp khác ngoài Nga trong nỗ lực nhằm hạ nhiệt giá năng lượng. CH Séc, quốc gia hiện đang giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của EU, sẽ triệu tập cuộc họp khẩn cấp của các Bộ trưởng Năng lượng vào tháng 11 nhằm thông qua các đề xuất. Hiện có 3 quan chức EU đã nhất trí về lộ trình này nhưng lại bất đồng về lựa chọn các biện pháp.
Các chuyên gia Đức khuyến nghị áp trần giá năng lượng vào năm tới
Một ủy ban chuyên gia do chính phủ chỉ định ngày 10/10 đã khuyến nghị việc áp trần giá để hãm phanh tốc độ tăng giá năng lượng tại Đức kể từ sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine nên được thực hiện vào năm tới, với sự hỗ trợ bổ sung sẽ được thực hiện sớm hơn.
Theo kế hoạch trên, các gia đình sẽ được hưởng lợi từ việc áp trần giá đối với 80% mức tiêu thụ từ tháng 3/2022 đến tháng 4/2024. Trước khi việc áp trần giá có hiệu lực, Chính phủ Đức sẽ thanh toán hóa đơn khí đốt sưởi ấm theo khu vực của các gia đình và các doanh nghiệp nhỏ vào tháng 12 tới để ngăn chặn việc giá tăng cao trong mùa đông.
Đề xuất áp trần giá nằm trong gói các biện pháp trị giá 200 tỷ euro (194 tỷ USD) nhằm hỗ trợ người Đức vượt quá khó khăn khi giá năng lượng tăng mạnh. Việc Đức thông báo quỹ trên trong tháng trước đã gây căng thẳng giữa nước này với một số nước thành viên Liên minh châu Âu đang lo ngại Đức có cách tiếp cận riêng và kêu gọi về các giải pháp chung của cả khối.
EU muốn củng cố quan hệ đối tác năng lượng với Algeria
Cao ủy phụ trách về năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson ngày 10/10 khẳng định liên minh này sẵn sàng củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ đối tác năng lượng với Algeria, đồng thời nhấn mạnh Algiers vẫn là một nhà cung cấp quan trọng và đáng tin cậy.
Bà Simson cho biết đã đề xuất với Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Algeria 3 lĩnh vực năng lượng triển vọng mà hai bên có thể hợp tác cùng có lợi trong thời gian tới, bao gồm khí đốt, năng lượng tái tạo và hydro xanh.
Cũng theo bà Simson, cả EU và Algeria đều sẽ được hưởng lợi nếu Algieria tăng khối lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu. Điều này có thể đạt được nhờ sự hợp tác của các công ty châu Âu, thông qua khai thác các mỏ khí đốt mới ở Algeria. Ngoài khí đốt, Algeria còn được đánh giá là nước có nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời và gió dồi dào.
Ukraine tạm dừng xuất khẩu điện sang EU
Bộ Năng lượng Ukraine ngày 10/10 thông báo sau các cuộc tấn công bằng tên lửa, nước này sẽ ngừng xuất khẩu điện sang các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 11/10.
Theo Bộ Năng lượng Ukraine, nước này cần thời gian để ổn định hệ thống năng lượng trong nước. Trong khi đó, Cơ quan Tình trạng khẩn cấp quốc gia Ukraine cho biết nhiều khu vực ở nước này đã mất điện hoàn toàn và nguồn cung năng lượng cũng bị gián đoạn một phần.
Tháng 6 vừa qua, Bộ Năng lượng Ukraine cho biết nước này kỳ vọng từ nay đến cuối năm sẽ thu được 1,5 tỷ euro (tương đương 1,45 tỷ USD) từ việc xuất khẩu điện sang EU - thị trường xuất khẩu năng lượng chính của Ukraine kể từ khi tháng 2 vừa qua - thời điểm Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này.
Hungary và Serbia thống nhất xây dựng đường ống dẫn dầu mới từ Nga
Hungary và Serbia đã thống nhất xây dựng một đường ống mới cung cấp dầu Urals của Nga cho Serbia thông qua đường ống Druzhba. Như vậy, hai nước này sẽ có thể nhận dầu từ Nga bằng cách tránh các lệnh trừng phạt. Việc xây dựng đường ống trên là cần thiết do hiện nay nguồn cung dầu cho Serbia thông qua Croatia đang phải chịu các biện pháp trừng phạt của EU.
Thỏa thuận nói trên đạt được sau khi EU thông qua gói trừng phạt thứ 8 nhằm vào Nga, bao gồm việc áp trần giá đối với dầu của Nga và các hạn chế các cá nhân cũng như pháp nhân. Đại diện của chính phủ Hungary, nêu rõ “Đường ống dẫn dầu mới sẽ cho phép cung cấp dầu Urals rẻ hơn cho Serbia thông qua kết nối với đường ống dẫn dầu Druzhba”.
Trong nhiều năm qua, nhánh phía Nam của đường ống Druzhba chạy qua Ukraine đến Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc, là nguồn cung cấp dầu chính cho các nhà máy lọc dầu ở cả ba quốc gia này.
Kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt dài nhất thế giới kết nối với châu Âu
Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí quốc gia Nigeria (NNPC) hôm 10/10 chia sẻ với Bloomberg rằng Nigeria, Maroc và các đối tác kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận đầu tư cuối cùng trong năm tới về xây dựng tuyến đường ống khí đốt dài nhất thế giới, chạy từ Nigeria tới Maroc và sang miền nam châu Âu.
Dự án tuyến đường ống dài 5.600 km này có mức đầu tư từ 20-25 tỷ USD, vận chuyển khí đốt dọc khu duyên hải Tây Phi tới Maroc rồi kết nối với các tuyến đường ống ở Italy, Tây Ban Nha và có khả năng cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu muốn thay thế nguồn cung từ Nga.
Theo Giám đốc điều hành của NNPC, đường ống này sẽ được xây dựng theo từng giai đoạn, với giai đoạn đầu hoàn thành trong 3 năm. Các giai đoạn còn lại sẽ mất khoảng 5 năm để hoàn tất xây dựng. Đường ống dài nhất ngoài khơi nếu được hoàn thành đúng thời hạn có thể cung cấp thêm nguồn cung khí đốt từ châu Phi đến châu Âu vào cuối thập niên này, thời điểm EU hoàn toàn toàn thoát khỏi nguồn cung khí đốt từ Nga theo kế hoạch mà khối đưa ra.
Cơ quan công tố Đức điều tra vụ rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc
Các công tố viên Liên bang Đức ngày 10/10 cho biết đã phối hợp cùng với các đối tác châu Âu mở cuộc điều tra về các sự cố dẫn đến rò rỉ khí đốt của hai tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 do nghi ngờ có hành động "cố ý gây ra vụ nổ" và hành vi "phá hoại" đối với hai tuyến đường ống trên.
Văn phòng công tố Liên bang Đức thường chỉ mở các cuộc điều tra liên quan đến an ninh quốc gia như tấn công khủng bố. Nhưng trong vụ việc này, cơ quan công tố Đức cho rằng hành động "tấn công vào nguồn cung năng lượng có thể ảnh hưởng đến an ninh trong và ngoài nước". Cuộc điều tra này không liên quan đến các cuộc điều tra cũng được cảnh sát liên bang và cơ quan điều tra liên bang của Đức tiến hành.
Trước đó, Đức, Thụy Điển và Đan Mạch đã thành lập đơn vị điều tra chung để làm rõ nguyên nhân các sự cố vừa qua và từ chối để phía Nga tham gia. Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson ngày 10/10 cũng tuyên bố nước này sẽ không chia sẻ kết quả cuộc điều tra về các vụ nổ trên hai tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 với phía Nga.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 10/10/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 9/10/2022 |
T.H
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 4/11: Doanh nghiệp cảng biển lãi lớn trong quý III
-
Dự đoán hoạt động lọc dầu của Trung Quốc trong phần còn lại của năm 2024
-
Tin Thị trường: Một loạt những yếu tố có thể tác động tới giá dầu thế giới
-
OPEC+ nhất trí hoãn tăng sản lượng dầu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 4/11: Các công ty năng lượng Mỹ kêu gọi tính nhất quán trước thềm bầu cử