Nghiên cứu nộp phạt vi phạm giao thông trên ứng dụng VNeID
Ứng dụng VneID dự kiến sẽ kênh trực tuyến mới để người dân nộp phạt vi phạm giao thông |
Ngày 10/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 144/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu tích hợp, đồng bộ dữ liệu giấy phép lái xe phục vụ nộp phạt vi phạm giao thông trên VNelD; nghiên cứu triển khai nộp phạt vi phạm giao thông thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông trên VNelD.
Trong đó, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện ứng dụng VNeID tích hợp các tiện ích quản lý xã hội, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo nhiệm vụ được giao tại Đề án 06, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, từ tháng 7/2020, người dân cả nước nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và nhận giấy tờ tại nhà. Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày.
Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.
Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện. Tháng 3/2021, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thử nghiệm kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính.
Để nộp phạt vi phạm giao thông, người vi phạm cung cấp mã số định danh cá nhân (12 số) trên thẻ căn cước có mã QR để lực lượng công an tra cứu dữ liệu ở Cổng dịch vụ công Quốc gia, phục vụ nộp phạt qua mạng.
Ứng dụng VneID dự kiến trong thời gian tới sẽ sớm hoàn thiện và là kênh trực tuyến mới để người dân nộp phạt vi phạm giao thông.
Ứng dụng VneID sẽ tích hợp nhiều chức năng trong thời gian tới |
Hiện nay, VNeID đã tích hợp căn cước công dân, xác nhận cư trú, bằng lái xe các loại, đăng ký xe, bảo hiểm y tế, người phụ thuộc...
Trong tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tích hợp hàng loạt thông tin và tiện ích như trình độ học vấn, quan hệ họ hàng, giấy phép lái xe, tài khoản ngân hàng, điện nước, viễn thông, công chức, viên chức, đảng viên... vào ứng dụng VNeID.
Chính phủ cũng yêu cầu các đơn vị liên quan cần tăng cường giải pháp công nghệ, bảo đảm đường truyền, hạ tầng công nghệ thông tin, tháo gỡ các vướng mắc giúp việc cấp thị thực điện tử (e-visa) được thuận lợi, thông suốt, kịp thời; tiết kiệm chi phí cho việc xin visa. Bên cạnh đó, cần xây dựng, hoàn thiện giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong đánh giá khả tín khách hàng vay.
Ngoài ra, các đô thị loại 3 (thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị) sẽ sớm nghiên cứu thí điểm tích hợp ứng dụng quản lý xã hội trên VNeID như tố giác tội phạm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, khai báo tạm trú, tạm vắng.
Minh Đức
-
[PetroTimesTV] Khánh thành và bàn giao 1.300 căn nhà cho người nghèo tại tỉnh Trà Vinh
-
[PetroTimesTV] Niềm vui trong ngôi nhà mới
-
Không được "coi nhẹ" tội phạm ma tuý
-
Giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư để phát triển giao thông xanh bền vững
-
Bộ Công an tri ân gia đình thương binh, liệt sĩ tại Nghệ An
-
Quảng Ngãi: Các khu vực đỗ xe tránh mưa lũ
-
Đường sắt Việt Nam bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
-
Thiết kế nội thất Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thể hiện tính dân tộc, văn hóa, truyền thống
-
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025