Mỹ hưởng lợi lớn trong chiến tranh Palestine - Israel
Chiến tranh Trung Đông: Giá dầu khí tăng vọt, chúng ta có nguy cơ gặp cú sốc dầu mới? |
Gây áp lực lên thị trường dầu
Giá dầu đã tăng gần 6% vào thứ Sáu (13/10) khi các nhà đầu tư cho rằng có khả năng xung đột sẽ lan rộng ở Trung Đông. Ben Cahill, thành viên cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định: “Có vẻ Israel sắp thực hiện một cuộc tấn công trên bộ với quy mô lớn vào Gaza và sẽ gây ra thương vong nặng nề. Bất cứ khi nào xảy ra xung đột ở quy mô này, thị trường đều sẽ phản ứng mạnh”.
Phản ứng của thị trường tài chính trong tuần vừa qua tương đối trầm lắng, dù đồng shekel của Israel chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Ông Erik Nielsen, cố vấn kinh tế tại UniCredit, cho hay: “Tôi không chắc liệu thị trường có giao dịch ổn định nữa hay không. Thị trường sẽ phụ thuộc vào việc cuộc chiến sẽ chỉ diễn ra trên phạm vi hẹp hay leo thang thành xung đột lớn tại Trung Đông”.
Kết phiên 13/10, chỉ số S&P 500 đã giảm 0,5% khi các nhà đầu tư chuyển sang nơi trú ẩn an toàn. Nhờ vậy, giá vàng đã tăng hơn 3%, đồng USD chạm mức cao nhất trong 1 tuần. Theo Bernard Baumohl, kinh tế trưởng toàn cầu tại The Economic Outlook Group ở Princeton, New Jersey, Mỹ, xung đột tại Trung Đông ngày càng lan rộng có thể gây ra lạm phát và khiến lãi suất trên toàn thế giới tăng cao.
Tuy nhiên, lạm phát và lãi suất ở các quốc gia khác có thể sẽ tăng, nhưng riêng Mỹ có thể sẽ là ngoại lệ vì các nhà đầu tư nước ngoài thường đổ vốn vào nơi trú ẩn an toàn nếu xung đột toàn cầu nổ ra. Ông Bernard Baumohl cho biết thêm rằng “lãi suất có thể sẽ giảm. Chúng ta nên kỳ vọng đồng đô la sẽ mạnh lên”.
Rủi ro địa chính trị
Cuộc chiến Hamas - Israel chỉ vừa mới phát động và có khả năng sẽ kéo dài như chuỗi sự kiện đã diễn ra vào tháng 10/1973, dẫn đến cơn khủng hoảng dầu, làm thay đổi cục diện thị trường dầu mỏ toàn cầu. Hiện chưa có quốc gia khai thác dầu mỏ nào ở Trung Đông phản ứng theo hướng này, nhưng những lời đe dọa và sự chuẩn bị của Israel vốn muốn “san bằng” Dải Gaza có thể sẽ gây ra những phản ứng tương tự, cộng thêm việc Iran bị nghi ngờ đã khuyến khích Hamas tham chiến trên lãnh thổ Israel.
Tình hình địa chính trị và năng lượng đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 1973. Một mặt là việc bình thường hóa các mối quan hệ trong khu vực Trung Đông giữa Iran và các nước láng giềng. Mặt khác là việc bình thường hóa quan hệ giữa các nước Ả Rập và Israel theo khuôn khổ của Hiệp ước Abraham, nhưng vẫn chưa bình thường quan hệ hoàn toàn với Ả Rập Xê-út, trụ cột chính trong địa chính trị và năng lượng khu vực. Quốc gia này vừa tạm hoãn các cuộc thảo luận bình thường quan hệ với Israel, vì người dân từ khắp mọi quốc gia trong khu vực vẫn còn rất thù địch Israel, vốn đang chuẩn bị phát động trận chiến phá hủy Dải Gaza. Tình hình này chắc chắn sẽ khiến nhiều người dân Ả Rập phản ứng.
Iran bị nghi ngờ đứng sau cuộc tấn công chống lại Israel và chắc chắn sẽ phải chuẩn bị cho những hành động khiêu khích có thể xảy ra, điển hình như một công ty dầu mỏ hàng đầu trong khu vực, chiếm không dưới 12% tổng trữ lượng dầu thế giới và 4% tổng sản lượng của nước này, với 3,8 triệu thùng/ngày, trong đó phải dự trữ thêm 0,4 triệu thùng sản phẩm chưng cất.
Cuộc chiến tại Dải Gaza là một trong những rủi ro địa chính trị đáng chú ý nhất đối với thị trường dầu mỏ kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm ngoái. Ông George Moran, nhà kinh tế của Nomura tại châu Âu, nhìn nhận: “Cuộc chiến ở Ukraine đã cho chúng ta một bài học đáng giá, đó là đừng đánh giá thấp tác động của các sự kiện địa chính trị”. Xung đột tại Gaza đã khiến các khoản phí rủi ro địa chính trị trên thị trường dầu mỏ gia tăng, và có thể khiến nhiều dự án ở cả Trung Đông và Địa Trung Hải bị trì trệ.
Hiện mối lo ngại lớn nhất là sự phát triển mỏ khí Leviathan, nằm giữa khu vực ngoài khơi Israel, cùng hợp tác với Lebanon, Síp và Ai Cập. Mỏ Leviathan nằm ngoài khơi bờ biển Israel, chứa 650 tỷ m3 khí tự nhiên, do công ty NewMed Energy của Israel vận hành, hợp tác với Chevron, Billion Oil Corp, và là đối tượng đàm phán với BP và Adnoc muốn mua lại 50% cổ phần với giá khoảng 2 tỷ USD.
Phía bắc khu vực ngoài khơi Lebanon, TotalEnergies, liên kết với các công ty Eni và QatarEnergy, hiện là nhà điều hành Lô 9, dự kiến sẽ khoan giếng đầu tiên tại khu vực này.
Tất cả các dự án này, cũng như việc Chevron ngừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên thông qua đường ống dẫn khí lớn dưới đáy biển giữa Israel và Ai Cập, có thể đều bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của Iran khi bị cáo buộc hỗ trợ Hamas, khiến cuộc chiến có thể lan rộng ra toàn khu vực.
Mỹ là người hưởng lợi lớn?
Các nhà phân tích lưu ý rằng, giá dầu tăng sẽ không có tác động đáng kể đến giá khí đốt ở Mỹ hay các khoản chi của người tiêu dùng. Nhưng xung đột Israel - Hamas cộng với xung đột Nga - Ukraine sẽ khiến Liên minh châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Mỹ trong thời gian dài hơn. Xuất khẩu LNG của Mỹ chắc chắn sẽ còn tăng thêm trong ít nhất 2 hoặc 3 năm.
Sản lượng dầu của Mỹ cũng đang tăng đều đặn và đã vượt xa sản lượng của năm 2019 trước đại dịch Covid-19.
Điều này có vẻ đi ngược với mong muốn của Mỹ trong việc làm giảm sản lượng của các nước OPEC, nhưng thặng dư sản xuất của Mỹ sẽ làm tăng lượng tồn kho, từ đó đẩy giá dầu đi xuống. Do đó, thị trường dầu mỏ sẽ vẫn gắn kết với OPEC+ về việc duy trì mức cắt giảm sản lượng vào năm 2024, nhưng phải đi kèm với sự lan rộng của cuộc xung đột ở Trung Đông khi eo biển Hormuz bị phong tỏa. Trong mọi trường hợp, Mỹ đều thắng lớn.
Ý Thiên
AFP
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý