Một bệnh viện được xây dựng để 'giết người' ở Trung Quốc (Phần 3)
Một bệnh viện được xây dựng để 'giết người' ở Trung Quốc (Phần 2) | |
Một bệnh viện được xây dựng để 'giết người' ở Trung Quốc |
Số lượng nội tạng mà Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân đã cấy ghép dường như lớn hơn nhiều con số mà bệnh viện này công bố, và nguồn gốc của số lượng chênh lệch là một bí ẩn. Các nhà nghiên cứu nói rằng nội tạng có thể đã được lấy từ các tù nhân lương tâm đang bị ngược đãi trong các trại lao động của Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Rob Counts/Epoch Times) |
Trong 2 phần trước (phần 1 và phần 2) của loạt bài Báo cáo điều tra này. Các nhà nghiên cứu đã đặt nghi vấn lên các tuyên bố của chính quyền Trung Quốc nói rằng nguồn nội tạng duy nhất mà họ sử dụng trong hoạt động ghép tạng là từ các tử tù và sau này là người tự nguyện hiến tạng.
Có nhiều thông tin cho thấy số lượng các ca ghép tạng vượt xa số lượng tử tù, và tạng được tự nguyện hiến.
Trong loạt bài này, các nhà nghiên cứu đã tập trung điều tra vào bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân, bệnh viện được cho là tai tiếng bậc nhất Trung Quốc liên quan tới vấn đề ghép tạng. Số lượng các ca ghép tạng mà bệnh viện này công bố dường như thấp hơn rất nhiều so với con số thực tế.
Mặc dù các thông tin bị che đậy hoặc không được công bố, nhưng các nghiên cứu cũng đã tìm được một số các dữ liệu liên quan tới hoạt động ghép tạng của bệnh viện này từ nhiều nguồn. Số lượng các ca ghép tạng ở bệnh viện này tăng lên nhanh chóng qua các năm, dù đã xây dựng thêm một trung tâm ghép tạng (trung tâm Đông phương) với hàng trăm giường bệnh nhưng nó vẫn ở trong tình trạng quá tải và liên tục có những cải tạo xây dựng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu ghép tạng rất lớn.
Công suất sử dụng giường bênh luôn ở mức cao là hiện tượng phổ biến ở các trung tâm ghép tạng khác trên khắp đất nước Trung Quốc.
Ngành ghép tạng Trung Quốc vốn u ám, không có gì đáng kể từ năm 1999 trở về trước. Nhưng từ năm 2000 đến nay, nó đột ngột phát triển nhanh chóng một cách không tưởng. Song song là sự xuất hiện bất ngờ của một nguồn nội tạng sẵn có, khổng lồ và bí ẩn nhưng cũng không khó nhận biết.
Và phần 3 này của loạt bài sẽ bàn tới những lập luận, dẫn chứng chứng minh rằng nguồn nội tạng khổng lồ kia phần lớn là mổ cắp tại Trung Quốc. Các bác sĩ có y đức và những con người có lương tri vẫn đang nỗ lực để phơi bày một tội ác chống lại loài người, có lẽ là khủng khiếp nhất trong thế kỷ 21.
Các con số ghép tạng nổi bật từ các nguồn tin chính thức
Trong phần 2 của loạt bài điều tra này, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các con số ghép tạng của Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân từ rất nhiều nguồn khác nhau như: trang web của bệnh viện, các phương tiện báo chí, truyền thông, tiểu sử ông Trầm Trung Dương (giám đốc Trung tâm Ghép tạng Đông phương thuộc bệnh viện này), các bệnh nhân đi du lịch ghép tạng tại Trung Quốc, tiểu sử các bác sĩ làm việc tại bệnh viện, và các hồ sơ xây dựng cải tạo của bệnh viện.
Vậy con số nào nổi bật từ các nguồn kể trên?
Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân có lẽ muốn chúng ta tin rằng cho dù trung tâm cấy ghép mới (Trung tâm Đông phương) của họ có vào đi hoạt động, với hàng trăm giường bệnh được tăng thêm và cơ sở vật chất hiện đại tinh vi hơn trước rất nhiều, thì mức độ ghép tạng ở bệnh viện của họ cũng không tăng.
Các số liệu chính thức duy nhất của giai đoạn sau năm 2006 là con số lũy tích 5000 ca ghép gan tính đến năm 2010, và 10.000 ca ghép gan tính đến năm 2014 – một sự gia tăng đều đặn tròn trịa.
Nhưng con số thực tế lại khác hẳn: các giai thoại từ các bệnh nhân nhận tạng người Hàn Quốc cho biết số bệnh nhân ghép tạng lớn hơn rất nhiều so với công suất của bệnh viện này; những hồ sơ xây dựng cải tạo của bệnh viện chỉ ra rằng sau năm 2006 họ tiếp tục có nhu cầu mở rộng, mặc dù họ vừa mới khánh thành Trung tâm ghép tạng Đông Phương trong năm 2006; và các lý lịch hoành tráng của đội ngũ bác sĩ bệnh viện cho thấy chỉ một số ít trong số hơn 100 bác sĩ của bệnh viện này cũng đã thực hiện hàng ngàn ca ghép tạng.
“… phải có một nguồn tạng thay thế để cung ứng cho một lượng lớn các ca ghép tạng mà rõ ràng vẫn tiếp tục được thực hiện ở Thiên Tân và các nơi khác ở Trung Quốc. Các ca ghép tạng này cần phải được làm rõ” – Bác sĩ Jacob Lavee, Chủ tịch Hiệp hội ghép tạng Israel |
Với công suất sử dụng 500 giường bệnh tại Trung tâm ghép tạng Đông Phương luôn gần ngưỡng quá tải hoặc đã quá tải suốt từ năm 2007 đến cuối năm 2013, cùng thời gian lưu trú trung bình tại bệnh viện là 1 tháng, có thể suy ra tổng số ca ghép tạng đạt khoảng 50.000 ca.
Tất nhiên, chỉ có thể làm những ước tính rất thô sơ như vậy vì còn nhiều ẩn số chưa được xác định. Tạp chí Epoch Times đã lập một đồ thị biểu thị số lượng ghép tạng ước tính như hình dưới đây:
Các cột màu đỏ biểu thị số liệu chính thức về tổng lũy tích các ca ghép gan. Các cột màu vàng biểu thị tổng lũy tích các ca ghép thận và gan có thể đã được thực hiện, chúng được tính dựa trên thông tin chính thức về công suất giường bệnh, với giả thiết thời gian lưu trú trung bình tại bệnh viện là một tháng. |
Các con số ở cột màu vàng cao hơn nhiều so với con số tích lũy 10.000 ca ghép gan trong 15 năm được báo cáo từ các nguồn chính thức.
Bản thân con số 10.000 đã thể hiện sự khác thường không cách nào giải thích thanh minh được – nhưng các con số vốn chỉ được suy ra một cách đơn giản từ công suất sử dụng giường bệnh còn lớn hơn rất nhiều và không thể nào được giải thích từ bất cứ nguồn nội tạng nào được biết đến (tử tù và tự nguyện).
Tất nhiên, không có cách nào để biết liệu người của bệnh viện có nói dối trong các hồ sơ xây dựng cải tạo (căn cứ để ước tính số ca ghép tạng) hay không. Nhưng nếu thế, cũng không rõ động cơ làm giả dữ liệu các kế hoạch cải tạo của bệnh viện này là gì, khi nó đã công bố trên cơ sở dữ liệu quốc gia nhiều năm sau khi ngân sách xây dựng được phê duyệt, và việc xây dựng đã hoàn thành bởi chính quyền thành phố.
Cũng không dễ để làm sai lệch các con số liên quan tới cơ sở hạ tầng hữu hình như diện tích sàn hoặc số lượng giường bệnh. Ngoài ra, từ cả hai nguồn tin chính thức khác nhau đều cho thấy công suất sử dụng giường bệnh có xu hướng tăng lên rất nhanh từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2013.
Tuy nhiên có nhiều hạn chế với những con số ước tính này, bao gồm thực tế rằng công suất giường bệnh không thể rõ ràng phản ánh được chính xác số lượng các vụ hành quyết. Tỷ lệ này có thể không phải là 1:1, vì khi hiến một quả thận, ví dụ là người thân hiến cho nhau, không gây tử vong cho người hiến, và nó cũng không trái với đạo đức.
Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân chắc chắn có hình thức ghép tạng này. Hơn nữa, một người chết có thể mang lại nhiều loại nội tạng phục vụ cho cấy ghép.
Với rất nhiều biến số và một lượng lớn ẩn số chưa xác định, sẽ là hấp tấp nếu khẳng định ngay về số lượng các vụ hành quyết có thể đã được tiến hành để cung cấp nội tạng cho công việc kinh doanh của Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân. Nhưng bất kể là con số nào, ngụ ý là như nhau: phải có một nguồn tạng bí ẩn nào đó để đáp ứng nhu cầu ghép tạng rất lớn.
Vậy, nội tạng từ đâu mà có?
Nguồn tạng từ tử tù không thể giải thích số lượng ca ghép tạng
Theo lời giải thích của chính quyền, nguồn nội tạng duy nhất của Trung Quốc trong những năm 1999 – 2014 là từ các tử tù.
Trong một cuộc phỏng vấn với Tin tức Sức khỏe Trung Quốc vào tháng 1 năm 2015, Hoàng Khiết Phu, thứ trưởng Bộ Y tế, phát ngôn viên cho chính sách ghép tạng của Trung Quốc, cho biết: “Trong một thời gian dài Trung Quốc đã không thể thiết lập một hệ thống hiến tạng quy mô quốc gia… từ những năm 1980 cho đến năm 2009, chỉ có 120 người dân hiến tạng. Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ hiến tạng thấp nhất trên thế giới”.
Số lượng các vụ hành quyết ở Trung Quốc là một bí mật quốc gia và số liệu không được cung cấp, nhưng từ lâu đã có những ước tính được thực hiện bởi các tổ chức bên ngoài. Số vụ hành quyết dao động từ 2400 đến 12.000 vụ mỗi năm trong khoảng thời gian trên, theo Duihua, một tổ chức có trụ sở ở Hoa Kỳ và quan tâm đặc biệt tới nhân quyền của Trung Quốc.
“Đúng là nguồn cung cấp nội tạng ở Trung Quốc nhiều và phong phú hơn rất nhiều so với ở các nước phương Tây”. – Quảng cáo trên trang web của Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân |
Theo phân tích của chúng tôi, nếu số vụ tử hình trên toàn Trung Quốc là 6000, như vậy số lượng các vụ hành quyết diễn ra tại Thiên Tân sẽ là khoảng 42 (dựa trên tỷ lệ dân số, biết rằng dân số Thiên Tân là khoảng 7 triệu người). Nếu tổng số vụ hành quyết là 5000, Thiên Tân chỉ có 35 vụ.
Tuy nhiên, nhiều tử tù không đủ điều kiện hiến tạng vì họ mắc các bệnh về máu, nghiện ma túy, tuổi cao, và các chứng bệnh khác không tốt cho việc hiến tạng. Các thủ tục xung quanh các vụ hành quyết liên quan đến các tòa án và nhà tù địa phương, là những nơi có mối quan hệ của riêng họ với các bệnh viện và các bác sĩ, điều này được nói ra từ các những quan chức chính quyền Trung Quốc.
Bản chất địa phương cục bộ của bộ máy quan liêu Trung Quốc có nghĩa là không phải Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân muốn lựa chọn nội tạng từ bất kỳ vụ hành quyết nào, ở bất cứ đâu tại Trung Quốc cũng được.
Đặc biệt, sự phát triển của Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân không phải là một hiện tượng cá biệt: hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm bệnh viện ghép tạng khác ở Trung Quốc đã thiết lập các chương trình đào tạo cho các bác sĩ phẫu thuật, xây dựng các cơ sở vật chất mới, và quảng bá khả năng cung cấp những nội tạng tươi mới cho người nhận chỉ sau một thời gian ngắn – tính theo tuần hoặc nhiều nhất là theo tháng.
Trong năm 2014, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, đã đưa tin rằng trong những năm qua có hơn 600 bệnh viện Trung Quốc cạnh tranh các nguồn nội tạng với nhau. Tất cả các trung tâm ghép tạng cũng đều cần nội tạng.
Và sau đó xuất hiện cả những quảng cáo ghép tạng rợn người trên trang web của Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân, nó đã bị gỡ xuống vì sự ghê rợn đó.
“Đúng là nguồn cung cấp nội tạng ở Trung Quốc nhiều và phong phú hơn rất nhiều so với ở các nước phương Tây”, một chuyên trangcủa website trên đã vô tình nói ra như vậy vào năm 2008. Chuyên trang đó được viết bằng tiếng Anh, rõ ràng là nó nhắm đến khách du lịch ghép tạng nước ngoài.
Trong phần hướng dẫn dành cho người muốn nhận tạng, trang này đưa ra một vài bước cần thiết để có được một nội tạng thay thế. Không có danh sách chờ nhận ghép tạng. Người nhận chỉ việc gửi các thủ tục giấy tờ qua email, trả 500 đô la Mỹ và lên máy bay tới Trung Quốc. Bước thứ chín là “Ở tại bệnh viện để được kiểm tra cẩn thận, được điều trị chu đáo trong thời gian chờ đợi một người hiến tạng phù hợp (1 tháng ±)”.
Nhưng ở trang đích của website bằng tiếng Trung lại quảng cáo rằng thời gian chờ đợi là hai tuần.
Trong một mục khác của website, có câu hỏi như sau: “các thủ tục ban đầu khi đến bệnh viện là gì?” Trang web trả lời rằng: “Một khi dữ liệu của bạn được thiết lập, bệnh viện sẽ bắt đầu tìm kiếm nội tạng phù hợp trên khắp đất nước Trung Quốc”.
Bình luận về câu trả lời trên, bà Maria Singh, giáo sư trường Đại học Sydney, thành viên điều hành của tổ chức Các Bác sĩ Chống Mổ Cướp Nội Tạng, đã nói trong một cuộc phỏng vấn điện thoại: “Câu trả lời gói gọn trong một dòng như vậy thật quá sốc”, bà nói tiếp: “Họ sẽ tìm nội tạng phù hợp với bạn trên khắp Trung Quốc”, “tìm kiếm nội tạng cho bạn ư? Tìm kiếm một người hiến tạng trên khắp Trung Quốc trong khi nước này không có hệ thống đăng ký dành cho người hiến tạng. Điều đó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là chắc chắn họ đang tìm giết một người có tạng phù hợp để ghép cho bạn. Nó quá vô nhân đạo, thật khó để tin đây là sự thật”.
Trong một bộ phim tài liệu gần đây có tiêu đề tương tự – “Hard to Believe (Thật khó tin)” – Arthur Caplan, giám đốc sáng lập phân khoa Đạo đức Y tế tại Trung tâm Y khoa Đại học New York, đã giải thích sự trái nghịch này bằng những lời lẽ mạnh mẽ hơn: “Ở Mỹ và châu Âu, bạn chỉ hiến tạng sau khi đã qua đời. Còn ở Trung Quốc, họ giết bạn khi còn sống để lấy nội tạng”.
Việc nhanh chóng tìm ra nội tạng phù hợp, dường như từ một ngân hàng tạng gồm rất nhiều người được xét nghiệm từ trước, có thể được giải thích là do họ sử dụng các tử tù hoặc những tù nhân lương tâm.
Nhưng nếu xét về số lượng, lượng tử tù hoàn toàn không thể đáp ứng nhu cầu của Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân. Tất nhiên, chính điều này cũng chưa chứng minh chắc chắn được điều gì – ngoại trừ việc nội tạng phải đến từ một nguồn nào khác, ngoài tử tù và người tình nguyện.
Nhận thức được điểm này là bước đi quan trọng đầu tiên trong mọi khám phá tiếp theo của vấn đề: nếu nội tạng không phải là từ những người hiến tạng tình nguyện hoặc tử tù, vậy chúng nhất định phải đến từ một nguồn nào đó khác.
Giáo sư Jacob Lavee, giám đốc Cơ quan Ghép Tim tại Trung tâm Y tế Sheba, trung tâm y tế lớn nhất của Israel. (Nguồn ảnh: Alex Ma / The Epoch Times) |
“Bất kỳ ai, kể cả những người không hiểu nhiều về những xu hướng hiến tạng trên thế giới cũng không thể tin vào một sự thay thế phi thường mà chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố: rằng nguồn tạng khổng lồ và ổn định từ các tử tù đã được thay thế chỉ trong vòng một năm bằng những người tự nguyện hiến tặng”, bác sĩ Jacob Lavee, Chủ tịch Hiệp hội Ghép tạng Israel và là giám đốc của Cơ quan Ghép Tim tại trung tâm y tế của Đại học Tel Aviv, đã viết trong một email.
Tiếp theo trong email đó, ông Lavee viết: “Nếu thực sự đã có sự giảm dần trong việc sử dụng các nội tạng từ các tử tù chính thức, như vậy phải có một nguồn tạng thay thế để cung ứng cho một lượng lớn các ca ghép tạng mà rõ ràng vẫn tiếp tục được thực hiện ở Thiên Tân và các nơi khác ở Trung Quốc. Các ca ghép tạng này cần phải được làm rõ”.
Điểm này đã được chú ý bởi các nhà nghiên cứu, những người đã đưa ra những cáo buộc về một tội ác giết người hàng loạt đang được che giấu và rất ít được chú ý. Cùng với nhiều bằng chứng khác, họ mô tả đây là một tội ác chống lại nhân loại, trong đó các bác sĩ là đồng phạm với những kẻ giết người; nguyên nhân gây chết người chính là những ca phẫu thuật, ở đó nội tạng bị rút hết máu và bị bơm vào hóa chất bảo quản lạnh.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, David Matas, đồng tác giả của một báo cáo chuyên đề về thu hoạch nội tạng cho biết: “Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đặt ra câu hỏi, không phải là trả lời câu hỏi. Nhưng nó thực sự đặt nghi vấn lên cả những câu trả lời mà chính quyền Trung Quốc đưa ra”.
Câu hỏi Cấm
Đã xuất hiện một manh mối tiềm năng về nguồn tạng bí ẩn khi người ta phát hiện ra một trong nhiều chức vụ mà bác sĩ Trầm Trung Dương (giám đốc Trung tâm Ghép tạng Đông phương, thuộc bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân) đảm nhiệm: ông này xuất hiện trên trang web của bệnh viện Đa khoa Lực Lượng Cảnh sát vũ trang Bắc Kinh, nơi ông giữ chức giám đốc của khoa cấy ghép nội tạng, trong một bộ đồng phục của lực lượng bán quân sự. (Cảnh sát vũ trang nhân dân là một đội quân thường trực trong nội địa Trung Quốc, có quân số 1,2 triệu người, được triển khai trên khắp Trung Quốc và được huy động để ngăn chặn bạo loạn)
Bác sĩ Trầm Trung Dương mặc bộ đồng phục bán quân sự của mình trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Trung Quốc. Dòng chữ phụ đề trên màn hình có nghĩa: “Loài người sẽ luôn luôn tiến lên”. |
Khó khăn chính yếu nhất đối với việc thực hiện một lượng lớn các ca ghép tạng chính là nguồn cung cấp tạng. Biết rằng Trung Quốc không có hệ thống ghép tạng công khai và tự nguyện, vì vậy cách duy nhất để có được nội tạng là cần có các mối quan hệ chính trị mà điều này thường được dàn xếp qua trung gian.
Như chính ông Hoàng Khiết Phu đã nhận xét trong một cuộc phỏng vấn vào đầu năm 2015: “Đất nước của chúng tôi rất lớn. Nguồn nội tạng từ tù nhân này, tình huống này tự nhiên sẽ có đủ loại vấn đề khó khăn và không minh bạch trong đó. Bạn biết tôi đang cố gắng nói gì không? Nó đã trở nên xấu xa. Nó đã trở nên u tối và khó kiểm soát. Nó đã trở thành một chủ đề vô cùng phức tạp, vô cùng nhạy cảm, về cơ bản nó là một chủ đề cấm”.
Sau đó, ông tiếp tục với việc đổ lỗi cho ông Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh đã bị thanh trừng, về việc lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc. Tất nhiên, các tù nhân lương tâm không bao giờ được ông này nêu lên.
Các giả thuyết về cách Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân có được nguồn nội tạng do vậy xoay quanh các mối quan hệ chính trị của nó, trong đó có các mối quan hệ của Trầm Trung Dương, người đã trở thành một thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc – một cơ quan chỉ mang tính hình thức vào năm 2013.
Ông Trầm cũng là một ủy viên thường trực Đảng Dân chủ Nông dân và Lao Động Trung Quốc, một trong tám đảng chính trị hợp pháp ở Trung Quốc được dựng lên để khoác cái vẻ bề ngoài dân chủ của Trung Quốc, thực chất hoàn toàn làm theo đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhưng chức danh bán quân sự của ông Trầm vẫn mang ý nghĩa quan trọng nhất trong việc tìm nguồn cung nội tạng, biết rằng các bệnh viện quân sự và bán quân sự đã liên kết với bộ máy an ninh đang giam giữ hàng trăm ngàn tù nhân chính trị, và được cho là tham gia vào phần lớn các vụ buôn bán nội tạng người trái pháp luật.
Một vài nhà nghiên cứu đã theo dõi mối quan hệ quân sự – nội tạng trong nhiều năm. Trong cuốn sách viết năm 2014 có tiêu đề “Cuộc tàn sát: Giết người Hàng loạt, Thu hoạch Nội tạng, và Giải pháp bí mật của Trung Quốc với vấn đề Bất đồng chính kiến”, tác giả, nhà báo Mỹ Ethan Gutmann đã dẫn ra rất nhiều bằng chứng, được thu thập qua gần một thập kỷ, để chứng minh rằng nhiều người là các mục tiêu chính bị mổ cắp nội tạng.
Vào năm 2000, ngay sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, hàng trăm các bệnh viện trên khắp Trung Quốc, giống như Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân, đều bùng nổ mạnh mẽ hoạt động cấy ghép nội tạng.
Theo ông David Matas: “Ở thời điểm đó Trung Quốc không có hệ thống phân phối nội tạng quy mô quốc gia. Và không có hệ thống hiến tạng. Câu trả lời chính thức cho nguồn cung nội tạng là tử tù”, “nhưng còn có những yếu tố như vấn đề tìm được mẫu máu và kích thước nội tạng tương thích, bệnh viêm gan của tù nhân, thời gian chờ đợi nội tạng rất ngắn, tất cả những điều đó”.
Không có lời giải thích chính thức nào cho một loạt các câu hỏi, nghi vấn, và ngày càng nhiều các bằng chứng chi tiết chưa được trả lời, “bạn bị dội trở lại với những gì mà chính tôi, David Kilgour, và Ethan Gutmann đang nói tới”, “rằng nguồn nội tạng chính là từ những tù nhân lương tâm”.
Ông Mattas tiếp tục: “Quy mô càng lớn, càng cần có một lời giải thích, và lời giải thích đó sẽ không hề dễ nói. Không còn nguồn nội tạng nào khác rõ ràng như tù nhân lương tâm”.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, khi được hỏi về nguồn nội tạng có khả năng được cung cấp cho Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân, Gutmann cho biết: “Tôi nghĩ rằng phần lớn các nội tạng này đang được mổ cắp từ cơ thể”.
Ông nói thêm: “Trong thời kì này, lúc nào cũng có một số lượng lớn người, khoảng nửa triệu đến một triệu, bị giam giữ trong hệ thống Laogai”, Laogai là thuật ngữ Trung Quốc dùng để nói đến hệ thống các trại lao động.
(Từ trái qua phải) David Kilgour, David Matas, và Ethan Gutmann, tác giả của cuốn sách: “Giết người Hàng loạt, Thu hoạch Nội tạng, và Giải pháp bí mật của Trung Quốc với vấn đề Bất đồng chính kiến”. (Nguồn ảnh: Simon Gross / Epoch Times). |
Cuộc phỏng vấn của Gutmann với hàng trăm người tị nạn đã cho kết quả là 20%, và đôi khi là 40% người bị giam giữ đã bị ép phải làm xét nghiệm máu trong thời gian bị giam cầm. Những người được tự do từ trại lao động cũng kể về sự mất tích của những người bị đem đi xét nghiệm máu. Kể từ năm 2006, những nhà điều tra đã thực hiện nhiều cuộc điện thoại cho nhiều bệnh viện trên khắp Trung Quốc, các cuộc điện thoại được bí mật ghi âm.
Các bác sĩ và y tá ở Trung Quốc tưởng rằng họ đang nói chuyện với bác sĩ đồng nghiệp hoặc người thân của một cá nhân có nhu cầu cấp bách về một lá gan mới, và họ đã thừa nhận rằng nguồn nội tạng của họ được lấy từ những người bị giam cầm.
Trong cuốn sách của mình, Gutmann mô tả về lần đầu tiên được nghe kể về những buổi kiểm tra y tế, khi đó một trong những người được phỏng vấn, một người đã chạy trốn ra nước ngoài, đã không mấy hoài nghi khi bị kiểm tra.
“Những gì cô ấy mô tả thật kinh hãi và rất không bình thường – người bác sĩ không thực hiện một cuộc kiểm tra cơ thể bình thường, đúng hơn là ông ta đang sẵn sàng để lấy mạng một người đang sống… tôi nhớ là mình đã cảm thấy ớn lạnh khác thường trong khoảnh khắc mà sự hoài nghi và dè dặt [đối với câu chuyện] đã biến mất”.
Nhà tù nữ Thiên Tân, cách Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân một đoạn chạy xe ngắn. Những người bị giam giữ trong nhà tù này đã thuật lại việc bị ép làm xét nghiệm máu. (Nguồn ảnh: Minghui.org) |
Nếu tìm kiếm trên trang Minghui.org với các từ khóa như "lấy máu","kiểm tra sức khỏe", và "xét nghiệm máu" bằng tiếng Trung Quốc, cộng thêm từ “Thiên Tân”, sẽ hiện ra lần lượt 119, 393, và 69 kết quả tìm kiếm, mặc dù một số trong chúng có thể là từ một bài viết.
Một trường hợp điển hình được gửi tới Minghui.org vào ngày 9 tháng 11 năm 2007, có tựa đề “Cuộc bức hại mà tôi đã chứng kiến và trải nghiệm tại nhà tù nữ Thiên Tân”. Giống như nhiều bài được gửi tới trang web Minghui, báo cáo này không đề tên, lý do hiển nhiên là để giữ an toàn cho người gửi.
Báo cáo nói rằng: “Phân đội thứ ba trong nhà tù được dành riêng để quản lý người học Pháp Luân Công … người quản lý của tất cả các phân đội thứ ba trong mỗi khu vực của nhà tù gọi từng người ra một, rồi tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu của họ. Họ không gọi các tù nhân hình sự ra làm xét nghiệm. Quản lý phân đội giải thích rằng đó là vì họ muốn chăm sóc các tù nhân”. Nhà tù này cách bệnh viện Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân hơn 30 phút chạy xe một chút"
Suy ngẫm về trải nghiệm đó, tác giả báo cáo viết: “Tôi vẫn thắc mắc không biết sau cùng những học viên mất tích đã bị đưa đến đâu”.
Còn có các trường hợp xét nghiệm máu được báo cáo từ Trại lao động cải tạo Thanh Bạc 青泊). Thanh Bạc cách Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân 23 phút chạy xe. Một trại lao động cải tạo khác có tên Song Khẩu (双口) là một trại mà ở đó, theo báo cáo trên Minghui, những người học Pháp Luân Công cho biết họ đã bị xét nghiệm máutrong thời gian bị giam cầm. Từ Song Khẩu tới Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân cũng chỉ khoảng 30 phút lái xe.
Một người tên là Hoạt Liên Hữu (vn.minghui) cho biết ông đã bị lấy mẫu máu vào tháng 6 năm 2013 tại nhà tù Tân Hải (滨海), nơi cách Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân 45 phút chạy xe. Từ Hải Đường (徐海棠), một người khác, cho biết cô bị lấy máuvào tháng 6 năm 2006 tại Trại lao động nữ Bản Kiều, cách Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân khoảng 90 phút chạy xe.
Tổ chức Các bác sĩ chống cưỡng bức mổ cắp nội tạng, một tổ chức tư vấn y tế có trụ sở ở thủ đô Washington, nước Mỹ,đã tự tiến hành phân tích sơ bộ các báo cáo của những trường hợp bị lấy máu xét nghiệm trên trang web Minghui, họ cho rằng: “Khi xem xét các báo cáo của những người sống sót, có một điểm đáng chú ý đó là việc kiểm tra y tế không phải là hiện tượng đơn nhất, ít ỏi. Nếu là các trường hợp đơn lẻ cá biệt có lẽ sẽ không nhiều ý nghĩa, nhưng các báo cáo này tiết lộ một lượng lớn nạn nhân, như vậy đây không phải là các trường hợp cá biệt, và điều này ngụ ý tới việc nhiều người trong các trại tù bị ép làm các xét nghiệm y tế khác nhau một cách hệ thống”.
Bản đồ các trại lao động và nhà tù gần bệnh viện Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân: 1 – Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân, 2 – Nhà tù Cảng Bắc (cách bệnh viện khoảng 12 phút chạy xe), 3 – Trại lao động Thanh Bạc (cách bệnh viện khoảng 20 chạy xe), 4 – Trại lao động Song Khẩu (cách bệnh viện khoảng 30 phút chạy xe), 5 – Nhà tù nữ Thiên Tân (cách bệnh viện khoảng 30 phút chạy xe) |
Tất nhiên, các báo cáo xét nghiệm y tế của các nạn nhân chưa phải là bằng chứng để kết luận rằng các xét nghiệm máu là nhằm tìm nội tạng phù hợp.
Sự im lặng vụng về
Dù cho cộng đồng y tế quốc tế muốn kiềm chế không đưa ra kết luận trước về một tội ác khủng khiếp chống lại loài người, nhưng ít nhất người ta có thể mong chờ sự quan tâm và điều tra sâu hơn vào chính những nơi mà nội tạng được lấy đi, và mức độ mà các tù nhân lương tâm bị nhắm đến. Sau cùng, nó có thể sẽ chứng minh một trong các tội ác giết người hàng loạt đáng sợ nhất trong thế kỷ 21.
Arthur Caplan, nhà đạo đức học tại Trung tâm Y tế của Đại học New York, là người đã cất côngviết một thỉnh nguyện thư năm 2012 kêu gọi Toà Bạch Ốc “điều tra và công khai lên án tội ác thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc”. Trong một cuộc phỏng vấn vào thời điểm đó, ông nói: “Tôi nghĩ rằng bạn không thể im lặng về tội ác giết người để lấy nội tạng. Nó quá ghê tởm. Nó quá xấu xa. Nó vi phạm tất cả các quan niệm về nhân quyền”.
Tiến sĩ Arthur Caplan, trưởng phân khoa Đạo đức Y sinh học tại Trung tâm y tế Caplan Langone của Đại học New York. Vào năm 2012 ông đã đồng khởi xướng một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ Mỹ điều tra thủ đoạn giết tù nhân lương tâm để lấy nội tạng ở Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Đại học New York) |
Bộ phim tài liệu gần đây có tên “Thu hoạch Con người”, trực tiếp chỉ ra nghi án thu hoạch nội tạng. Bộ phim đã giành được một giải thưởng Peabody uy tín trong năm 2014, một giải thưởng truyền hình uy tín tương đương với giải thưởng Pulitzer trong lĩnh vực văn học, báo chí. Giải Peabody được trao khi có sự nhất trí của 17 thành viên ban giám khảo; trong bản tóm tắt về bộ phim này ban giám khảo đã miêu tả “một hệ thống cưỡng bức lấy nội tạng tàn ác và siêu lợi nhuận”.
Một số nước, trong đó có Israel và Đài Loan, đã thông qua đạo luật ngăn chặn công dân đi du lịch đến Trung Quốc để ghép tạng, sau khi xuất hiện báo cáo về việc thu hoạch nội tạng.
Tất cả những điều này khiến cho phản ứng bàng quan của một số nhân vật chủ chốt trong lĩnh vực ghép tạng quốc tế trở nên càng không thể chấp nhận. Họ là những cá nhân mà sự tán thành của họ có thể có đủ sức thu hút công chúng tới những lời cáo buộc mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, để qua đó thúc giục sự chỉ trích rộng rãi hơn từ quốc tế và để yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra. Nhưng họ không quan tâm tới nghi vấn có một tội ác chống lại nhân loại, thay vào đó họ áp dụng một lập trường ba phải, một phần trong nỗ lực theo phong cách Kissinger (cựu ngoại trưởng Mỹ) để hỗ trợ kế hoạch cải cách ngành ghép tạng của Trung Quốc.
Bác sĩ Francis Delmonico, cựu lãnh đạo của Hiệp hội Ghép tạng và trước đây đóng vai trò là đại diện liên lạc quốc tế chủ chốt với Trung Quốc về vấn đề ghép tạng, đã viết trong một email rằng: “bình luận duy nhất của tôi là khuyến khích việc đánh giá Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân để đưa ra các dữ liệu có thể xác minh được”. Từ “duy nhất” đã được ông Delmonico in đậm.
Các bác sĩ như Jeremy Chapman ở Sydney, Australia, một cựu lãnh đạo khác của Hiệp hội Ghép tạng, và bác sĩ Michael Milis, một bác sĩ phẫu thuật gan tại trường Đại học của Trường Đại học Chicago chuyên về y khoa, người đã làm việc chặt chẽ với các quan chức Trung Quốc, cũng tỏ ra ít quan tâm đối với việc theo đuổi những câu hỏi khó khăn này.
Khi được hỏi về nguồn nội tạng tiềm năng, bác sĩ Milis đã bình luận trong một cuộc phỏng vấn với Martina Keller, một nhà báo với tạp chí Die Zeit của Đức rằng: “nó không không nằm trong phạm vi của tôi. Có rất nhiều điều trên thế giới không phải là mối quan tâm của tôi”.
“Thể hiện sự quan tâm tới các nghi vấn này có một ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, trước tiên, sự thật chính nó có ý nghĩa quan trọng; mối nguy về mặt đạo đức có ý nghĩa quan trọng; nhân quyền có ý nghĩa quan trọng; và sinh mệnh của những người bị lợi dụng, ngay cả khi họ đã chết, có ý nghĩa quan trọng. Những điều đó yêu cầu chúng ta phải có những tiếng nói, quan điểm thể hiện đạo đức con người”. – Kirk Allison, giám đốc, Chương trình Nhân quyền và Y tế, Đại học Minnesota |
Lãnh đạo hiện nay của Hiệp hội Ghép tạng, bác sĩ Philip O’Connell, và liên lạc viên của Tổ chức Y tế Thế giới với Trung Quốc về các vấn đề cấy ghép nội tạng, bác sĩ Jose Nuñez, còn không trả lời các email. Tôn chỉ của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về cấy ghép nội tạng yêu cầu toàn bộ quá trình ghép tạng phải minh bạch và công khai để được kiểm tra kỹ lưỡng – nhưng các quan chức WHO đã gần như không làm gì để thực hiện yêu cầu công khai đó đối với Trung Quốc.
Phản ứng lại sự chú ý ít ỏi của các bác sĩ dành cho những nghi vấn về nội tạng bị mất tích, Kirk Allison, giám đốc Chương trình Nhân quyền và Y tế tại trường Đại học Minnesota, đã viết trong một email: “Thể hiện sự quan tâm tới các nghi vấn này có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, đầu tiên, sự thật chính nó có ý nghĩa quan trọng; mối nguy về mặt đạo đức có ý nghĩa quan trọng; nhân quyền có ý nghĩa quan trọng; và sinh mệnh của những người bị lợi dụng, ngay cả khi họ đã chết, có ý nghĩa quan trọng. Những điều đó yêu cầu chúng ta phải có những tiếng nói, quan điểm thể hiện đạo đức con người”.
Bác sĩ Lavee, một bác sĩ phẫu thuật tim có uy tín ở Israel, đã viết trong một email rằng: “Tôi cảm thấy xấu hổ khi mà các đồng nghiệp của tôi trên toàn thế giới không cảm thấy, như tôi, bổn phận đạo đức cần phải yêu cầu Trung Quốc cho phép cộng đồng ghép tạng quốc tế tiến hành một cuộc điều tra độc lập, kỹ lưỡng về hệ thống ghép tạng hiện tại của nước này”.
Ông nói thêm: “Là con trai của một người sống sót sau họa diệt chủng người Do Thái – Holocaust, tôi thấy mình bắt buộc không thể để lặp lại sai lầm khủng khiếp như khi Hội Chữ thập đỏ quốc tế đến thăm trại tập trung Theresienstadt, nơi giam nhốt người Do Thái của Phát-xít Đức vào năm 1944, khi đó nơi đây đã được Hội Chữ thập đỏ báo cáo là một trại vui chơi giải trí thú vị”.
Một số cập nhật đối với phần 2 của loạt bài viết cho đến ngày 14 tháng 3 năm 2016:
1/
Trước:
Một điểm quan trọng là tiểu sử này cung cấp thêm hai con số: số lượng lũy tích là 5000 ca ghép gan cho đến năm 2010 và số lượng lũy tích “gần 10.000” ca tính đến cuối năm 2014, được cho là chiếm một phần tư tổng số ca ghép gan toàn Trung Quốc.
Sau:
Một điểm quan trọng là tiểu sử này cung cấp thêm một con số: Số lượng lũy tích “gần 10.000” ca ghép gan tính đến cuối năm 2014, được cho là chiếm một phần tư tổng số ca ghép gan toàn Trung Quốc.
Sau đó, có thêm con số lũy tích 5000 ca ghép gan tính đến cuối năm 2000, đến từ một bài phát biểu của ông Trầm được đăng trên trang web Mặt trận Thống nhất, một đơn vị chiến tranh chính trị.
2/
Trước:
Nếu thời gian trung bình một bệnh nhân ở lại là 30 ngày cho mỗi ca ghép tạng, vậy thì tính từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008, có thể đã diễn ra 5400 ca ghép mỗi năm tại Trung tâm cấy ghép nội tạng Đông phương. Nếu thời gian là hai tháng, tổng số ca ghép sẽ là 2700.
Sau:
Nhưng thời gian lưu trú tại bệnh viên trên thực tế có khả năng ít hơn nhiều mức tối đa. Ví dụ, trải nghiệm của những bệnh nhân du lịch ghép tạng đã được thu thập bởi các nhà nghiên cứu Canada vào năm 2007 cho hay họ chỉ ở lại bệnh viện trong 7 ngày.
Một phó giám đốc ở Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh cho biết thời gian ở bệnh viện thường là 2 tới 3 tuần, và một mẫu thống kê các nguồn khác tại Trung Quốc cũng thường cho biết thời gian chờ đợi chỉ là 2 tuần. Có khả năng trình độ y tế đã được cải thiện, theo đó thời gian lưu trú tại bệnh viện đã giảm xuống.
Độ dài thời gian lưu trú trung bình tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với các ước tính tổng số ca ghép tạng có thể đã được thực hiện.
Ví dụ, nếu thời gian lưu trú trung bình cho một ca ghép tạng là 30 ngày, thì ước tính có 5400 ca ghép tạng được thực hiện mỗi năm tại Trung tâm Ghép tạng Đông phương từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008.
Nếu thời gian lưu trú trung bình là 2 tuần, thì số lượng là 10.800 ca. Nếu là 2 tháng, thì số lượng là 2700.
Nội dung nghị quyết 343 của Mỹ lên án mổ cướp nội tạng ở TQ Nghị quyết 343 của Hạ viện Mỹ lên án mổ cướp nội tạng tù nhân ở Trung Quốc. |
Báo Mỹ: Chính quyền Trung Quốc cưỡng ép mổ bán nội tạng người Báo cáo năm 2007 của ông David Matas và Kilgour, mang tên “Thu hoạch đẫm máu” cho biết giá bán của một loạt nội tạng, cụ thể là: 98.000$-130.000$ một lá gan, 150.000$-170.000$ cho phổi. |
Bí mật về việc Trung Quốc lấy nội tạng tử tù (Bài 4) Ngày 10-8-2014, Tòa án tỉnh Giang Tây, đã tuyên phạt 12 đối tượng, trong đó có bác sĩ và nhân viên y tế trong đường dây mua bán thận, trục lợi hơn 1,5 triệu NDT (khoảng 250.000 USD) với các mức án từ 2 đến 9,5 năm tù giam. |
Matthew Robertson, Epoch Times và Sophia Fang, Epoch Times
VĐKN
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp