Lượng khí đốt vận chuyển từ Ukraine qua Đức giảm mạnh
“Do việc giảm vận chuyển, khối lượng khí đốt được vận chuyển đến Đức qua Ukraine (bằng đường ống dẫn khí Megal) giảm 25%”, cơ quan này nêu rõ trên trang web của mình, tuy nhiên đảm bảo rằng khối lượng này đã được bổ sung bởi các dòng chảy lớn hơn, đặc biệt là từ Na Uy và Hà Lan. Nguồn cung cấp khí đốt của Đức do đó “ổn định” một phần nhờ những đóng góp này.
Việc cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu thông qua Ukraine lần đầu tiên bị giảm kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào cuối tháng Hai.
Nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt của Ukraine OGTSOU đã cáo buộc các lực lượng Nga "can thiệp" vào các cơ sở của họ ở khu vực Lugansk và ngăn chặn việc duy trì dòng chảy khí đốt.
Ông cho biết hôm thứ Tư rằng tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga đã khóa van tới một trong các nhánh của đường ống dẫn khí đốt ở Ukraine và yêu cầu chuyển đến một nơi khác.
Gazprom cho biết không thể định tuyến lại việc giao hàng, trong khi khối lượng vận chuyển qua một điểm giao hàng khác - nằm ở Sudja, thuộc khu vực biên giới Kursk của Nga - đã tăng lên nhưng không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm.
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình", theo Bộ Kinh tế Đức, một trong những khách hàng chính của châu Âu với khí đốt của Nga. Trong những tuần gần đây, sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt của Nga đã giảm từ 55% xuống 35%.
Bộ này nói thêm: “An ninh năng lượng của Đức hiện đang được đảm bảo”.
Cho đến nay, cả Moscow và Kiev đều đang duy trì dòng chảy khí đốt, ngay cả khi Liên minh châu Âu đang vật lộn để chuẩn bị cho sự gián đoạn nguồn cung của mình kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu thanh toán cho việc mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp - một sự thay đổi theo hợp đồng mà EU thấy là không thể chấp nhận được.
Bị Nga cắt khí đốt, Bulgaria tìm nguồn năng lượng giá rẻ thay thế |
Nga "tung đòn" trừng phạt 31 công ty năng lượng phương Tây |
Kịch bản nào khi Mỹ, EU "dứt tình" với dầu khí Nga? |
Nh.Thạch
AFP
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ