Lội bùn giăng lưới thu hoạch cá chép đỏ trước ngày ông Táo lên chầu trời
Thôn Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) được biết đến với làng nghề nuôi cá chép hàng chục năm nay. Với điều kiện thổ nhưỡng đồng ruộng nằm ở vùng đất chiêm trũng, thuận lợi cho việc đào ao nuôi thủy sản nên người dân nơi đây đã lựa chọn các giống cá chép đỏ về thả và gây giống, đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế, giúp cải thiện cuộc sống.
Vào những ngày sát dịp tiễn ông Công ông Táo về trời (23 tháng Chạp), nơi đây lại nhộn nhịp cảnh người dân tát ao, giăng lưới bắt cá chép đỏ, thương lái tấp nập tới mua đưa đến các khu chợ trên nhiều tỉnh thành miền Bắc.
Những chiếc máy bơm hoạt động hết công suất bơm rút nước khỏi các ao cá, tiếng máy nổ rền vang cả cánh đồng.
Từ tháng 6 âm lịch, thay vì thả nuôi cá chép trắng thông thường, người dân nơi đây chuyển sang nuôi cá chép đỏ để phục vụ cho ngày lễ ông Công, ông Táo diễn ra vào cuối năm.
Anh Phan Văn Hữu, người đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá trong thôn cho biết, thời điểm hiện tại, thương lái vẫn chưa tới mua cá nhiều, giá thành khoảng 80.000-100.000 đồng/kg cá chép đỏ. Tuy nhiên, càng cận ngày ông Công, ông Táo, giá sẽ biến đổi theo từng giờ, như vụ cá năm ngoái có thời điểm anh Hữu bán với mức giá 200.000 đồng/kg.
Cá sau khi được vớt lên sẽ được phân loại và đưa ra khu vực quây lưới đặt dọc các bờ kênh.
Việc phân loại cũng được làm thủ công và mất nhiều thời gian, cá trắm, cá trê nằm lẫn sẽ được lọc riêng, cá chép đỏ to sẽ được giữ lại làm giống.
Nước cạn, người dân nơi đây tiếp tục lội bùn mót những mẻ cá cuối cùng sót lại trên ruộng.
Cá chép đỏ đẹp phải đảm bảo được sắc độ đỏ, cỡ cá đều nhau. Một kilogram khoảng 30-35 con và cá phải không bị đốm đầu, đốm đuôi.
Một số chủ đầm nuôi còn xây dựng các bể xi măng chứa nước, bơm khí oxy tăng độ thích nghi cho cá với môi trường mới, tránh bị ngạt, bị chết trước khi được thương lái tới mua và vận chuyển quãng đường dài.
Từ năm 2011, tỉnh Phú Thọ đã công nhận Làng nghề sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm và tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, nhất là hệ thống cấp thoát nước phát triển làng nghề. Tháng 12/2017, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã chứng nhận thương hiệu Cá chép đỏ Thủy Trầm.
Từng đoàn xe tất bật chở cá đưa đến điểm bán buôn, chợ cá ở khắp các tỉnh thành phía bắc.
Ông Hà Công Xuân (70 tuổi, thôn Thủy Trầm) chia sẻ, tới nay ông đã có 30 năm sống với nghề nuôi cá chép, vụ mùa năm nay ông thấy hộ gia đình nuôi cá trong thôn ít đi nhưng sản lượng cá lại nhiều hơn đáng kể. Nhiều chủ đầm trong thôn đã thu hoạch tới vài tạ cá.
Nhiều tiểu thương đã trực tiếp tới tận thôn để mua cá và được nhận cá đóng trong bao nilon chứa nước, bơm oxy chống ngạt để cá có thể sống tốt khi di chuyển quãng đường dài.
Theo Dân trí
Làng nghề cá chép rộn ràng thu hoạch phục vụ Tết ông Công ông Táo |
Mẻ lưới trăm triệu tại nơi sản xuất "phương tiện" tiễn ông Công, ông Táo |
-
Quảng Ngãi: Các khu vực đỗ xe tránh mưa lũ
-
Đường sắt Việt Nam bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
-
Thiết kế nội thất Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thể hiện tính dân tộc, văn hóa, truyền thống
-
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025