Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng

09:15 | 29/01/2021

123 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Còn gần một tuần nữa mới đến Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp âm lịch), nhiều hộ gia đình ở Phú Thọ đã cầm trên tay gần 200 triệu đồng do thương lái đặt cọc tiền mua cá chép đỏ.

Thu lời cả trăm triệu đồng

Trao đổi với PV, anh Trần Văn Tiếp ở thôn Thủy Trầm, (Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) cho biết, gia đình đang nuôi cá chép đỏ diện tích 9 sào ao. Dự kiến đợt Tết ông Công, ông Táo năm nay, anh sẽ bán ra thị trường khoảng 3 tấn cá chép phục vụ thị trường.

Anh Trần Văn Tiếp nối nghiệp nghề nuôi cá chép đỏ từ cha truyền lại. Theo anh, đây là một nghề không mấy vất vả, đầu tư ít vốn thu lời nhiều nhưng phải thật kỳ công chăm sóc.

"Năm nay, ảnh hưởng của thời tiết mưa lớn nên sản lượng cá không được cao. Hiện nay, cá trong ao nhà tôi đã được các thương lái ở Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang đặt cọc hết hàng với giá 120 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi có thể thu lời gần 200 triệu đồng", anh Trần Văn Tiếp chia sẻ.

Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng - 1
Cá chép giống sau 6 tháng nuôi to khoảng hai đến ba ngón tay là vừa đẹp để thu hoạch.

Ngoài nuôi cá chép đỏ vào những tháng cuối năm, đầu năm anh nuôi những giống cá khác như, chép, trôi, rô phi… cũng cho thu nhập khá ổn định. Theo anh Trần Văn Tiệp, giá cá vài năm trở lại đây giá cá đều tăng do nhu cầu mua của người dân.

Cũng như anh Trần Văn Tiếp, gia đình ông Hà Công Kỷ sẽ có một cái Tết Tân Sửu vui vẻ đầm ấm khi mà ao cá chép đỏ nhà ông năm nay được giá. Ngoài nuôi cá chép đỏ cung cấp giống cho thị trường dịp Tết ông Công, ông Táo, ông còn dành 2 sào ao để nuôi cá chép đỏ bố mẹ.

Theo ông Hà Công Kỷ, con cá chép đỏ dễ nuôi, thức ăn đa dạng nhưng để cá phát triển ổn định và cho mã đẹp người nuôi cần bỏ nhiều công chăm sóc và không ngừng học hỏi kinh nghiệm.

"Để có cá bán đúng ngày 23 âm lịch, từ giữa tháng 6 tôi đã phải ép cá bố mẹ đẻ và ấp nở ra cá con vào đầu tháng 7. Cá con sẽ được nuôi với mật độ dày để khống chế độ lớn của cá" - ông Hà Công Kỷ cho hay.

bb9483d3385fc801914e.jpg
Giá cá chép đỏ tăng gấp đôi, nhiều người nuôi cầm trong tay hàng trăm triệu tiền cọc của thương lái.

Bí quyết của người dân ở Thủy Trầm là nếu cá lớn quá nhanh màu sẽ không được đỏ đậm, vây ngắn, như thế không đẹp. Những ao cá được thương lái trả giá cao, cá phải dài mình, khỏe mạnh và có màu đỏ sáng.

Theo ông Hà Công Kỷ, việc chăm cá phải sát sao để kịp thời phát hiện cá bị bệnh hay thiếu oxy trong ao. Nếu ao cá thiếu oxy dẫn đến cá chết nhanh, người dân coi như mất trắng vì không thể cứu chữa.

"Những hôm "trái gió trở trời", tôi phải thức cả đêm bơm nước, tạo oxy cho cá. Vào mùa mưa bão cũng là lúc người nuôi giống cá này vất vả vì phải canh, nếu tràn ao cá sẽ theo dòng nước đi hết" - ông Hà Công Kỷ tâm sự.

Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng - 3
Giá cá chép đỏ năm nay từ 120 - 140 ngàn đồng/kg

Giá tăng gấp đôi

Ông Bùi Văn Chữ, Trưởng làng nghề sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm cho biết: "So với năm 2019, cá chép đỏ thủy trầm năm nay tăng giá gần gấp đôi. Giá cá chép đỏ năm nay từ 120 - 140 ngàn đồng/kg, nguyên nhân là do sống lượng cá không nhiều và nhu cầu thu mua của thương lái tăng cao".

Hiện nay trên địa bàn thôn Thủy Trầm có 244 hộ nuôi cá trên diện tích hơn 30ha, tạo việc làm cho khoảng 1000 lao động, mỗi năm cung cấp 40 - 50 tấn cá chép đỏ ra thị trường. Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình không bán qua thương lái mà đưa trực tiếp cá đi bán để thu lợi nhuận cao hơn.

Theo ông Bùi Văn Chữ, trước đây, nguồn cá giống chỉ trông chờ ngoài tự nhiên, cứ đến mùa mưa, dân làng lại ra dọc bờ sông Hồng vớt cá con. Nhiều năm trở lại đây, nắm bắt được đặc tính, người dân Thủy Trầm đã nuôi cá bố mẹ, kích thích thúc cá đẻ vào đúng mùa vụ nên chất lượng và sản lượng ổn định.

Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng - 4
Đối với người dân làng Thủy Trầm, dịp Tết ông Công, ông Táo được thu hoạch cá cũng là dịp vui của gia đình.

"Trong những năm trở lại đây, để nghề nuôi cá phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao nên các hộ gia đình trong làng đã tích cực dồn điền, đổi thửa, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng công nghiệp, nhờ vậy năng suất và sản lượng ngày một tăng"- ông Bùi Văn Chữ thông tin.

Ông Bùi Văn Chữ cho rằng cá chép đỏ Thủy Trầm đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Trong những năm tới, làng sẽ tiếp tục phát triển nghề, nhân rộng ao nuôi, nâng cao chất lượng và đào tạo nghề cho lao động trẻ.

Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng - 5
Năm nay, anh Trần Văn Tiếp có khoảng 3 tấn cá chép đỏ cung cấp ra thị trường

Song song với đó là quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp cho làng nghề, tích cực tổ chức chuyển giao các công nghệ sản xuất, nuôi trồng mới, hiệu quả, đảm bảo môi trường cho các hộ dân nhằm giúp nâng cao năng suất.

Đồng thời, thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, quảng bá để thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm ngày càng lan tỏa rộng hơn.

Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng - 6
Thức ăn của cá chủ yếu là rong rêu, sinh vật phù du, thỉnh thoảng được cho ăn cám
Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng - 7
Chi phí nuôi cá chép đỏ thấp, chủ yếu là công chăm sóc
Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng - 8
Ông Kỷ dành 2 sào ao để nuôi cá bố mẹ
Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng - 9
Đây là loài cá đem lại giá trị kinh tế cao
Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng - 10
Giá cá chép đỏ tại làng Thủy Trầm năm nay dao động 120.000-150.000 đồng/kg
Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng - 11
Cá chép đỏ ở Thủy Trầm đã sẵn sàng theo chân thương lái đi khắp mọi nơi

Theo Dân trí