Liệu có “đổi mới toàn diện” được ngành chăn nuôi?
Hiện nay, cả nước có khoảng 10 triệu hộ nông dân đang gắn bó mật thiết với ngành chăn nuôi. Đây không chỉ là một ngành công nghiệp mũi nhọn mà còn là sinh kế thường nhật của hàng triệu người dân Việt Nam. Đơn cử, việc chăn nuôi lợn đã thu hút đến 2,4 triệu hộ tham gia. Mặt khác, trên cả nước vẫn còn tồn tại tới hơn 27.000 điểm giết mổ quy mô nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh, không truy xuất được nguồn gốc xuất xứ của các loại thịt…
Chăn nuôi đang là sinh kế của hàng triệu hộ dân Việt Nam. |
Nhìn lại chặng đường 10 năm (từ ngày 16/1/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020), dễ thấy ngành chăn nuôi nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Giai đoạn 2008-2018, sản lượng thịt các loại tăng 1,5 lần (từ 3,6 triệu tấn lên 5,4 triệu tấn), trứng tăng 2,3 lần (từ gần 5 tỷ quả lên 11,6 tỷ quả), sữa tươi tăng 3,6 lần (từ 262,2 nghìn tấn lên 936,7 nghìn tấn), thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng gần 2,4 lần (từ 8,5 triệu tấn lên 20,2 triệu tấn).
Một số sản phẩm chăn nuôi chủ lực đã đủ điều kiện xuất khẩu, điển hình như thịt lợn choai, lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa… Nhờ đó từng bước khẳng định vững chắc giá trị, thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi trong nước với khu vực và trên thế giới.
Đánh giá tình hình ngành chăn nuôi năm 2020, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, “Trong bối cảnh hết sức khó khăn khi bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhưng ngành nông nghiệp vẫn tạo được sự bứt phá ngoạn mục. Riêng lĩnh vực chăn nuôi, trong quý 3/2020 tốc độ tăng trưởng đạt 9,67%, qua đó đóng góp quan trọng vào đà tăng trưởng chung của toàn ngành”.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định: Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để làm tốt, hiệu quả đòi hỏi phải triển khai quyết liệt, phải lao động nghiêm túc.
Trước thềm Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14, Thường trực Chính phủ đã có Dự thảo văn bản gửi Bộ Chính trị khẳng định: Nông nghiệp vẫn bệ đỡ, vẫn là trụ cột của nền kinh tế. Bởi vậy để phát triển theo hướng bền vững và đáp ứng được nhu cầu của người dân Việt Nam, ngành chăn nuôi chắc chắn phải tạo nên bước chuyển mình mang tính toàn diện. Đặc biệt là chấm dứt ngay tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường các giải pháp phòng chống dịch bệnh, không để lặp lại tình trạng lây lan dịch tả lợn châu Phi trên quy mô toàn quốc như những năm vừa qua.
Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 gồm 5 đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi (Đề án 1); phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (Đề án 2); phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải (Đề án 3); phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm (Đề án 4); nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, khuyến nông và tăng cường năng lực quản lý nhà nước (Đề án 5). |
Tùng Dương
-
Kon Tum chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
-
Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030
-
Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
-
Hơn 350 doanh nghiệp đưa công nghệ hiện đại đến Vietstock 2023
-
Vietstock Expo & Forum 2022: Triển lãm hàng đầu về ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản và chế biến thịt
-
Tin tức kinh tế ngày 28/10: Tín dụng bất động sản chiếm 20% tổng dư nợ nền kinh tế
-
Không khoan nhượng trong “cuộc chiến” thương mại điện tử
-
190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
-
Tổng thống Putin: Nga không từ bỏ nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu
-
Tin Thị trường: Giá dầu giảm sốc phiên đầu tuần