Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019-2020
Đây là hoạt động định kỳ của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF) nhằm đưa ra những báo cáo tình hình kinh tế trong quý và dự báo những diễn biến chính của nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
Toàn cảnh buổi tọa đàm |
Tại tọa đàm, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế của nước ta có nhiều điểm nổi bật. Đó là, tăng trưởng kinh tế trên đà hồi phục, bội chi ngân sách được kiểm soát, nợ công giảm nhưng nợ nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ đang có xu hướng tiệm cận với giới hạn an toàn, mặt bằng lãi suất duy trì ổn định, lạm phát và tỷ giá được kiểm soát, là tiền đề cho ổn định vĩ mô và tăng trưởng.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng đánh giá, giai đoạn vừa qua, việc cải thiện chất lượng tăng trưởng chưa đạt được mục tiêu đề ra; nền kinh tế vẫn tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn, năng suất lao động được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp; công nghiệp chế biến, chế tạo phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài, tác dụng của cải thiện môi trường kinh doanh chưa thực sự rõ nét...
Theo Trưởng Ban Phân tích và dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia TS. Đặng Đức Anh, trong giai đoạn 2016-2018, cơ cấu của nền kinh tế nước ta không có ngành công nghiệp xương sống mà tăng trưởng chủ yếu từ ngành dịch vụ, điều này cho thấy chưa có sự cải thiện về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI tăng trong khi phần đóng góp của khu vực trong nước giảm, nhà đầu tư truyền thống đến chủ yếu từ châu Á hoặc khu vực Đông Nam Á; năng suất lao động chưa được cải thiện nhiều. Đặc biệt, nợ công có xu hướng giảm song nợ nước ngoài quốc gia lại tăng nhanh kéo theo nghĩa vụ trả nợ trực tiếp dự kiến tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
TS. Đặng Đức Anh nhận định, phát triển khu vực tư nhân; cải cách thể chế và môi trường kinh doanh; khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động là động lực chính tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019-2020. NCIF cũng đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế 2019-2020 đó là: Kịch bản cơ sở 7%; Kịch bản cao 7.2%.
Trưởng Ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia TS Trần Toàn Thắng chia sẻ tại tọa đàm |
Phân tích về tình hình kinh tế thế giới và sự ảnh hưởng tới Việt Nam, Trưởng Ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia TS Trần Toàn Thắng chia sẻ, nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu nhiều tác động, như biến động về tỷ giá; biến động trên thị trường chứng khoán. Đáng chú ý, diễn biến thương mại trên thế giới phức tạp cũng phần nào đã, đang và sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam, như thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng; dòng chảy FDI từ Trung Quốc không rõ ràng, Brexit, các hiệp định thương mại song phương và đa phương hay tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…
Thảo luận tại tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia kinh tế đều đánh giá cao các kịch bản dự báo kinh tế của NCIF và cũng đưa ra nhiều góp ý bổ sung về việc phân tích sâu hơn một số khía cạnh, vấn đề trọng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam và đưa ra được chính sách cụ thể cho từng ngành nghề để là động lực tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai đoạn tới.
Phú Văn
Tăng trưởng kinh tế: Trông chờ ở "đàn sếu lớn" trong khối doanh nghiệp tư nhân |
Kinh tế Việt Nam: Triển vọng tươi sáng |
GDP cả năm 2018 có thể vượt 6,7% |
Tăng trưởng GDP năm 2018 có thể vượt mục tiêu |
-
[Infographic] Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP về đích năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 11/10: Thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD
-
Tin tức kinh tế ngày 5/10: Ngân hàng ồ ạt tung gói vay trả nợ nhà băng khác
-
Tin tức kinh tế ngày 28/10: Tín dụng bất động sản chiếm 20% tổng dư nợ nền kinh tế
-
Không khoan nhượng trong “cuộc chiến” thương mại điện tử
-
190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
-
Tổng thống Putin: Nga không từ bỏ nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu
-
Tin Thị trường: Giá dầu giảm sốc phiên đầu tuần