Khai thác khoáng sản: làm sao để cạnh tranh ?
Ảnh minh hoạ. |
Cải thiện hạ tầng cảng biển để tăng tính cạnh tranh | |
Triển khai Nghị quyết 19 cần đi vào thực chất | |
TPP tác động như thế nào đến Việt Nam? |
Theo đánh giá của nhóm Công tác khoáng sản, những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực khai thác, sử dụng công nghệ cao, hiện đại để đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nhóm Công tác cũng chỉ ra rằng, Việt Nam là một trong những nước có luật pháp về lĩnh vực khai thác kém hấp dẫn đầu tư nhất trên thế giới với mức thuế tài nguyên cao nhất cùng với các loại thuế, phí khác khiến việc đầu tư, khai thác bằng công nghệ cao, hiện đại khó khả thi về mặt kinh tế.
Dẫn chứng về điều này, ông Bill Howell cho hay, theo Nghị định 203/2013/NĐ-CP quy định phương pháp tính phí trao quyền khai thác khoáng sản thì, “phí trao quyền khai thác” sẽ là 1-5% (đối với phần lớn các khoáng sản kim loại là 2%). Mức này được tính dưới dạng tỉ lệ phần trăm của “giá trị quặng thô (quặng gốc) tại khu vực khai thác được phép thăm dò, được xác định bởi trữ lượng địa chất... hoặc trữ lượng khai thác, giá tính thuế khai thác, hệ số khai thác của phương pháp khai thác, hệ số điều kiện kinh tế-xã hội”.
Cách xác định như vậy theo ông Bill Howell là thiếu thực tế và sẽ là lực cản đối với các nhà đầu tư muốn đầu tư vào ngành khai thác khoáng sản Việt Nam bởi trong hoạt động khai thác khoáng sản hiện đại, nhiều yếu tố như thay đổi hình thái, chất lượng của vỉa quặng trong quá trình khai thác, tình trạng đất, biến động giá cả thị trường của sản phẩm đều sẽ tác động đến các chỉ tiêu sản lượng khai thác...
Nhóm Công tác khoáng sản cũng đưa thông tin: Khoáng sản tuy là một nguồn tài nguyên không tái tạo nhưng phần lớn nguồn tài nguyên của Việt Nam vẫn chưa được khai thác. Việt Nam mới chỉ có rất ít tài nguyên khoáng sản được khai thác bàng công nghệ hiện đại, được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, có khả năng phát hiện ra những nguồn khoáng sản mới nhưng chủ yếu mới tìm thấy ngay ở bề mặt. Vậy nên, cho đến nay mới có rất ít hoạt động khai thác được thực hiện bằng công nghệ cao, hiện đại ở Việt Nam.
“Việc thuế khai thác, phí, thuế khác ở Việt Nam vẫn ở mức cao hơn đáng kể mức bình quân của thế giới khiến việc áp dụng các phương pháp tối ưu quốc tế cũng như hoạt động đầu tư vào ngành khai thác khoáng sản Việt Nam sẽ tiếp tục trì trệ, sẽ chuyển hướng vào những nước có điều kiện đầu tư thuận lợi hơn. Tình trạng này cũng sẽ khuyến khích những hoạt động khai thác thiếu hiệu quả, lãng phí, khiến nguồn tài nguyên, môi trường của Việt Nam xuống cấp, đồng thời khuyến khích hoạt động khai thác, xuất khẩu bất hợp pháp khoáng sản”-Nhóm Công tác khoáng sản khuyến cáo.
Từ thực tế trên, Nhóm kiến nghị rà soát lại các quy định về lĩnh vực khai thác khoáng sản; thàh lập các tổ công tác để tìm hiểu khả năng áp dụng các luật định hiệu quả về khai thác khoáng sản trên thế giới, đảm bảo hài hoà giữa thu hút công nghệ cao, hiện đại trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản...
Về giải pháp cụ thể, Nhóm cho rằng, Việt Nam cần có giải pháp khuyến khích thăm dò nâng cao trữ lượng khoáng sản của Việt Nam nhờ công nghệ, phương pháp thăm dò, khai thác mới, hiện đại, tầng sâu; bảo đảm khai thác, chế biến bền vững nguồn khoáng sản của đất nước bằng công nghệ cao, phương pháp hiện đại một cách có trách nhiệm với môi trường, hiệu quả, an toàn; tăng thu cho nhà nước, cộng đồng; tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, các ngành dịch vụ tại những khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhưng cũng thường là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản.
Thanh Ngọc (Năng lượng Mới)
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024
-
COP29: Azerbaijan bảo vệ quyền khai thác dầu khí trước áp lực quốc tế
-
EU đề xuất tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm phụ thuộc vào Nga
-
Giá vàng hôm nay (15/11): Phục hồi sau phiên giảm sâu
-
Giá dầu hôm nay (15/11): Tiếp tục giảm trong phiên