Cải thiện hạ tầng cảng biển để tăng tính cạnh tranh
Cảng Hải Phòng. |
ASEAN nỗ lực xây dựng môi trường cạnh tranh chung | |
TPP: Thời cơ và thách thức | |
Góc khuất PCI: TPP gần mà xa |
Đưa dẫn chứng về câu chuyện này, ông Sigmind Stromme cho hay, rất nhiều doanh nghiệp thành viên của NordCham đang gặp trở ngại do chi phí vận tải và chi phí hậu cần ở mức cao. Nguyên nhân của tình trạng này được chỉ ra là do tắc nghẽn cầu cảng và thiếu nhân lực trong khâu xử lý hàng hoá tại các cảng trọng điểm của Việt Nam.
Chính vì vậy, NordCham kiến nghị: Những cảng đang hoạt động hiện nay cần phải được cải thiện và các cảng mới cần phải được xây dựng, điều này áp dụng cho cả cầu cảng dành cho container và cả hàng rời. Tuy nhiên, hiện nay mức cổ phần hoá cho người nước ngoài được phép nắm giữ được giới hạn ở mức 49%. Cần thúc đẩy hơn nữa đầu tư trong lĩnh vực vận tải biển, chính sách nên được nới lỏng để cho phép 100% cổ phần nước ngoài trong vận tải biển và các dự án đầu tư cảng.
Ngoài ra, NordCham cũng đề xuất di dời các cảng chính ra ngoài trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nhằm hướng việc lưu thông hàng hoá tới các cảng biển nước sâu tại tỉh Bà Rịa Vũng Tàu, nơi được cho là thuận tiện cho giao thương và tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, ông Sigmind Stromme cũng chỉ ra rằng, quy định mới trong lĩnh vực vận tải đường bộ liên quan đến việc kiểm soát trọng tải xe đối với xe tải là cần thiết nhưng không nên thực hiện đồng đều giữa các cảng và khu cảng.
Dẫn chứng cụ thể về vấn đề này, ông Sigmind Stromme thông tin: Một container dài 20feet hoàn toàn có thể được vận chuyển trên xe rơ-mooc dài 20feet ở các cảng xếp dỡ trên toàn thế giới nhưng ở Việt Nam, loại container này chỉ được vận chuyển trên xe rơ-mooc 40feet.
Cùng bàn về câu chuyện này, ông Tony Foster-Nhóm Công tác cơ sở hạ tầng (Diễn đàn Doanh nghiệp 2015) nói: Kết cấu cơ sở hạ tâng tốt tại Việt Nam rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Chi ngân sách cho các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã tăng mạnh trong hơn 10 năm gần đây. Tuy nhiên, thách thức trong 10 năm tới đối với Việt Nam là rất lớn. Một tính toán gần đây cho thấy, chi ngân sách cho các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng sẽ tăng hơn gấp đôi, lên tới 50 tỉ USD/năm vào trước năm 2025 để duy trì sự cạnh tranh với các nước khác của khu vực Đông Nam Á.
Đây là con số rất lớn vì vậy rất cần sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào quá trình này bởi theo ông Tony Foster: Vì nguồn lực của Chính phủ trên toàn thế giới luôn bị giới hạn, phương thức để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế là đưa lĩnh vực tư nhân tham gia vào nhiều hơn trong việc cung cấp các công trình kết cấu hạ tầng.
Thông tin với báo chí, ông Narin Phol, đại diện công ty Damco, chi phí dịch vụ logistics của Việt nam hiện còn quá cao so với nhiều nước trong khu vực (Indonesia, Malaysia, Thái Lan).
"Chi phí về dịch vụ ở Việt Nam lên tới 25% GDP, trong khi mức này ở Singapore, Indonesia và Malaysia chỉ chiếm 10 – 13%. Nếu so ngay trong khu vực thì chi phí dịch vụ của Việt Nam chỉ trội hơn được một số nước như Lào, Campuchia ”-ông Narin Phol nói.
Xuất phát từ thực tế trên, các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp đều cho rằng, Việt Nam cần sớm có chính sách phát triển, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực vận tải biển để duy trì và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Thanh Ngọc (Năng lượng Mới)
-
Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm rủi ro thiên tai và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024
-
COP29: Azerbaijan bảo vệ quyền khai thác dầu khí trước áp lực quốc tế
-
EU đề xuất tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm phụ thuộc vào Nga
-
Giá vàng hôm nay (15/11): Phục hồi sau phiên giảm sâu