Iraq bắt đầu đóng các mỏ dầu ở khu vực Kurdistan
DNO ASA, công ty dầu mỏ tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác ở miền bắc Iraq, cho biết các mỏ này cho trung bình 107.000 thùng dầu mỗi ngày vào năm 2022.
Việc ngừng hoạt động diễn ra vài ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa đường ống Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ sau phán quyết của Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris, ủng hộ Baghdad trong một vụ kiện trọng tài chống lại Khu tự trị người Kurd ở Iraq.
Tòa trọng tài ICC đã chấp nhận yêu sách của Baghdad trong tranh chấp với Ankara về trách nhiệm xuất khẩu dầu từ Khu tự trị người Kurd ở Iraq.
Năm 2014, Iraq đã kiện nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố độc quyền xuất khẩu dầu từ Kurdistan.
Nhưng bất chấp sự phản ứng từ Baghdad, chính quyền người Kurd ở Iraq tiếp tục xuất khẩu dầu qua Thổ Nhĩ Kỳ với khoảng 450.000 thùng mỗi ngày.
Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết tòa án trọng tài Paris đã ra phán quyết rằng Tổ chức Tiếp thị Dầu mỏ Nhà nước của Baghdad "là đơn vị duy nhất được phép xuất khẩu dầu của Iraq".
Chính quyền người Kurd nhận thấy Baghdad đang cố gắng kiếm lợi từ các nguồn tài nguyên của khu vực, trong khi chính phủ Iraq nói rằng họ nên được trao quyền kiểm soát toàn bộ sản lượng dầu của đất nước.
Nh.Thạch
AFP
-
Hoạt động M&A thượng nguồn của Mỹ trong quý 3 có gì mới?
-
Chiến tranh toàn diện ở Trung Đông có làm tắc nghẽn dòng chảy dầu toàn cầu?
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Ấn Độ tìm kiếm các nhà đầu tư dầu mỏ để nâng cao sản lượng
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp