Góc khuất nạn buôn bán nội tạng người
Tội ác ở Trung Quốc
Không phải đợi đến sự ra mắt của “Có tiếng người trong gió” thì cụm từ “buôn bán nội tạng người” mới được nhiều người Việt Nam biết đến. Nhưng phải thừa nhận, cuốn sách một lần nữa gióng lên hồi chuông về tội ác kinh hoàng trong lịch sử loài người này.
Cũng phải nói qua về nạn buôn bán nội tạng người. Cột mốc năm 2006, nạn mổ cướp nội tạng người sống bị đưa ra ánh sáng đã là nỗi kinh hoàng đối với cả thế giới.
Đầu tháng 3/2006, một nhân chứng đã tiết lộ thông tin về trại lao động Tô Gia Đồn ở Đông Bắc Trung Quốc, nơi giam giữ tù nhân với mục đích thu hoạch nội tạng.
Một bác sỹ quân đội giấu tên thuộc quân khu Thẩm Dương, đã xác nhận sự tồn tại của Tô Gia Đồn. Ông này còn cho biết, ở Trung Quốc có khoảng 36 trại lao động giống như Tô Gia Đồn.
Khi sự việc này bị phát giác đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trên khắp thế giới.
Trại tập trung Tô Gia Đồn (hình tư liệu) |
Thời điểm này, Trung Quốc đã trả lời một cách lấp liếm, nhằm đối phó với dư luận với những luận điệu như đó là số nội tạng hiến tặng tự nguyện, một số khác là từ các tử tù, có khi là từ… chợ đen.
Tuy nhiên, những thông tin này đã bị lật tẩy khi ông David Kilgour, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas tiến hành một cuộc điều tra tìm hiểu sự thật.
Đến ngày 6/7/2006, hai ông đưa ra bản báo cáo điều tra cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã mổ cướp nội tạng sống và khẳng định rằng: “Đây là hành động tàn ác chưa từng có trên hành tinh này”.
Thời điểm này, các kênh truyền thông phương Tây đều nói về việc buôn bán nội tạng bị phát giác, nhưng tại Việt Nam thì thông tin vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Ảnh hưởng tới Việt Nam
Những năm đầu thế kỷ 21 thì liên tiếp các vụ mất tích xảy ra ở Việt Nam mà nghi vấn chủ yếu là bị bắt bóc để lấy nội tạng.
Điển hình là việc mất tích của bé Ngô Ngọc Phút, 8 tuổi ở huyện Củ Chi. Theo thông tin báo chí thời điểm này đăng tải thì vào trưa ngày 26/1/2015, anh Nguyễn Hữu Mạnh (cha bé Phút) nhờ xe ôm đến đón con ở trường tiểu học Bình Mỹ 2 (huyện Củ Chi, Sài Gòn) nhưng không thấy.
Sau đó, anh Hạnh tìm con khắp nơi nhưng không có tin tức gì nên đã trình báo công an.
Hai tháng sau, bé Phút được phát hiện đã chết. Thi thể bé Phút được tìm thấy tại một cánh đồng khu vực biên giới thuộc địa bàn Bavet (tỉnh Svay Riêng, Campuchia) trong tình trạng phân hủy nặng.
Đáng nói là nội tạng của bé Phút không còn. Điều này dấy nên nghi ngờ rằng bé Phút bị bắt cóc nhằm để cướp nội tạng.
Bắt cóc lấy nội tạng đã trở thành nỗi ám ảnh của nhân loại - ảnh dàn dựng |
Chưa kể có rất nhiều trường hợp như nữ sinh của Việt Nam bị mất tích ở khu vực biên giới, giáp Trung Quốc. Rồi những năm gần đây, liên tiếp những thông tin trẻ em bị mất tích bí ẩn mà nguyên nhân được cho là bị bắt cóc lấy nội tạng, khiến người dân hoang mang.
Nỗi hoang mang xảy đến tương tự ở nhiều quốc gia khác. Đơn cử như Campuchia, trước thời điểm thi thể bé Phút được tìm thấy ở đất nước này thì tháng 9/2014, cảnh sát Campuchia đã bắt giữ 9 nghi phạm trong đường dây buôn lậu nội tạng. Trong đó, có một bác sĩ Trung Quốc đóng vai trò cố vấn và huấn luyện.
Trong sự việc này, tờ Phnom Penh Post dẫn lời một cảnh sát cho biết: “Nguồn nội tạng chủ yếu là đến từ việc bán tạng để lấy tiền, một người bán tạng ở Campuchia nhận được 5.000 USD trong khi giá của một quả thận bán cho người nhận tạng có giá từ 35.000 USD đến 40.000 USD”.
Những sự việc mất hết nhân tính này khiến nhiều người phải đặt câu hỏi: Vì sao tội ác dã man như vậy lại có thể tồn tại ngay trong thế giới văn minh này?
Từ khi nào con người trở thành hàng hóa?
Cũng chung một câu hỏi ấy, nhà văn trẻ Nguyễn Xuân Thủy đã viết “Có tiếng người trong gió” như một sư băn khoăn về nhân tính của con người.
Hành động ghép tạng vốn nhân văn nếu được xuất phát từ sự tự nguyện và sự thật là nó đã mang lại sự sống cả người cho và người nhận. Thế nhưng nó bỗng trở thành một việc bất lương, khi sự sống của người này là chiếm đoạt của một sự sống khác.
Cuốn sách "Có tiếng người trong gió" của nhà văn trẻ Nguyễn Xuân Thủy |
Có lẽ bất kỳ ai chỉ nghe thông tin về việc buôn bán, bắt cóc nội tạng người cũng cảm cảm thấy rùng mình về hành vi vô nhân tính ấy. Với những gì xảy ra ở Trung Quốc rõ ràng đã khiến cả thế giới bàng hoàng, phẫn nộ. Nhưng để nó lan truyền sang những quốc gia khác thì lỗi nằm ở đồng loại. Nếu không có sự tiếp tay thì nỗi đau không lan đến các quốc gia khác.
Xin mượn lời của chính tác giả Nguyễn Xuân thủy như một lời kết: "Thời gian ấy một số vụ bắt cóc trẻ em bị phanh phui, báo chí lên tiếng vài bữa rồi thôi, khi vụ việc khép lại. Nhưng với tôi thì nó lại mở ra một cảm hứng cho câu chuyện mình đang ấp ủ về những con người bị tước đoạt sự sống.
Tôi tự hỏi rằng tại sao con người lại có thể ác đến thế?".
Một bệnh viện được xây dựng để 'giết người' ở Trung Quốc (Phần 3) Theo lời giải thích của chính quyền, nguồn nội tạng duy nhất của Trung Quốc trong những năm 1999 – 2014 là từ các tử tù. |
Một bệnh viện được xây dựng để 'giết người' ở Trung Quốc Hàng chục ngàn người Trung Quốc có thể đã bị giết hại tại Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân nhằm phục vụ cho ngành ghép tạng thu lợi nhuận. |
Nội dung nghị quyết 343 của Mỹ lên án mổ cướp nội tạng ở TQ Nghị quyết 343 của Hạ viện Mỹ lên án mổ cướp nội tạng tù nhân ở Trung Quốc. |
Bí mật về việc Trung Quốc lấy nội tạng tử tù (Bài 4) Ngày 10-8-2014, Tòa án tỉnh Giang Tây, đã tuyên phạt 12 đối tượng, trong đó có bác sĩ và nhân viên y tế trong đường dây mua bán thận, trục lợi hơn 1,5 triệu NDT (khoảng 250.000 USD) với các mức án từ 2 đến 9,5 năm tù giam. |
Huyền Anh
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp