EU áp quy định mới về thực phẩm từ động vật
Theo quy định mới của EU, sau ngày 21/4/2021, yêu cầu nhập cảnh sẽ không còn dựa trên tỷ lệ phần trăm của các thành phần có nguồn gốc từ động vật mà dựa trên sức khỏe động vật hoặc nguy cơ sức khỏe cộng đồng liên kết với chính các sản phẩm tổng hợp đó.
Trang trại, hộ chăn nuôi, doanh nghiệp cần lưu ý quy định mới về nhập khẩu nông sản từ động vật của EU. |
Trước đây, EU quy định thực phẩm hỗn hợp có chứa trên 50% thành phần từ sản phẩm có nguồn gốc động vật thì áp dụng kiểm soát như thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các loại thực phẩm hỗn hợp có chứa thành phần thực phẩm có nguồn gốc động vật nhỏ hơn 50% thì áp dụng như các quy định thực phẩm hỗn hợp có nguồn gốc thực vật.
Theo đó, tất cả các sản phẩm tổng hợp có chứa sản phẩm động vật như sữa, trứng, thịt, thủy sản… phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc giấy tự xác nhận của nhà sản xuất bổ sung, các sản phẩm từ sữa phải có chứng nhận xử lý nhiệt.
Các thành phần có nguồn gốc động vật (trừ gelatin và collagen) được sử dụng để sản xuất một sản phẩm tổng hợp phải có nguồn gốc từ nước thứ ba với một kế hoạch kiểm soát dư lượng đã được phê duyệt cho các thành phần cụ thể. EU đã đưa ra mẫu giấy chứng nhận y tế theo mẫu đối với các sản phẩm tổng hợp nhập khẩu, được thực hiện từ năm 2012. Các yêu cầu chứng nhận hiện tại đối với sản phẩm hỗn hợp sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến ngày 21/4/2021.
Như vậy, để tránh thiệt hại khi sản phẩm bị ách tắc không được nhập khẩu vào EU, các sản phẩm nông sản có nguồn gốc động vật như thịt, trứng, sữa… đều cần phải bổ sung thông tin nguồn gốc xuất xứ cụ thể theo chuẩn châu Âu về chế độ chăm sóc, thông tin sức khỏe động vật nuôi, thời điểm giết mổ, thu trứng…
Quy định mới này sẽ loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, các trang trại, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng phải cập nhật thông tin liên tục đúng theo tiêu chuẩn chăn nuôi quốc tế như VietGAP, AseanGAP, GlobalGAP, EurepGAP…
Việt Nam đã có 39 bộ chỉ dẫn địa lý được công nhận bảo hộ tại EU mà không phải qua thủ tục đăng ký, mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam. Điều này không chỉ bảo đảm quyền lợi cho các nông sản Việt Nam vốn đã có mặt trên thị trường này từ lâu mà còn mở ra cơ hội cho nhiều đặc sản khác tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có năng lực đáp ứng các yêu cầu từ phía những nhà nhập khẩu EU về hàng nông sản, thực phẩm khi có hơn 6.335ha hoa quả áp dụng VietGAP/GlobalGAP và đã được cấp mã số vùng trồng đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu; hơn 5.000ha trang trại thủy sản được công nhận áp dụng VietGAP/GlobalGAP; 100% trang trại cá basa xuất khẩu được cấp mã xuất xứ; 100% tàu đánh bắt cá cam kết nói không với đánh bắt cá trái phép (IUU fishing)... |
P.V
Đưa nông sản lên chợ trực tuyến Dịch Covid-19 khiến tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) là giải pháp giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa một cách bền vững. |
Nhọc nhằn xuất khẩu thịt lợn Xu hướng bảo hộ thương mại trên thị trường quốc tế đang là một rào cản lớn cho xuất khẩu thịt lợn, người chăn nuôi cần thận trọng trong việc tăng đàn... |
-
Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế
-
Rystad Energy: OPEC+ sẽ không khôi phục sản lượng dầu trong năm nay
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 1/11: Xung đột Israel - Iran tiếp tục tác động đến giá dầu
-
IMF thúc giục Trung Quốc cải tổ nền kinh tế
-
Giá vàng hôm nay (1/11): Thị trường thế giới quay đầu giảm