Nhọc nhằn xuất khẩu thịt lợn
Giá heo hơi tăng mạnh
Báo cáo từ Bộ NN&PTNT cho biết, trong tháng 7, giá heo hơi ổn định và có lãi cho người chăn nuôi, tuy nhiên nhiều hộ chăn nuôi vẫn thận trọng trong việc tăng đàn. Ước tính đến tháng 7, tổng đàn heo cả nước giảm 2,8% so với cùng thời điểm năm 2017.
Trong tháng 7, giá heo hơi trong nước có xu hướng tăng. Tại một số tỉnh, thành ở miền Bắc, giá heo hơi xuất chuồng lập đỉnh mới chạm mốc 56.000 đồng/kg, tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg so với tháng trước. Đây được xem là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua, còn so với năm 2017, giá thịt heo ở thời điểm này đã tăng gấp đôi.
Mặc dù, với mức giá như hiện tại, giá lợn Việt Nam đang cao hơn nhiều nước khác như Trung Quốc và Mỹ. Người chăn nuôi đang có lãi.
Song đây cũng là điều kiện để lượng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam sẽ dễ tăng đột biến. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng thịt lợn nhập khẩu trong tháng 5/2018 tăng 50% về lượng và 30% về giá trị so với tháng 4/2018.
Gặp khó vì xu thế bảo hộ
Giá lợn hơi thế giới dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp vì nguồn cung tại các nước sản xuất lớn vẫn có xu hướng tăng. Mặt khác, xu hướng bảo hộ thương mại trên thị trường quốc tế đang là một rào cản lớn cho xuất khẩu thịt lợn, người chăn nuôi cần thận trọng trong việc tăng đàn.
Chăn nuôi trong tháng 6.2018 thị trường thịt thế giới có nhiều biến động khi Mehico tuyên bố sẽ áp mức thuế 20% đối với chân và thịt heo vai, các sản phẩm thịt heo tươi và đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc cũng ra quyết định áp mức thuế bổ sung 25% đối với mặt hàng thịt lợn nhập từ Mỹ, khiến thịt lợn của Mỹ phải đối mặt mức thuế nhập khẩu lên đến 71% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 6/7/2018.
Do Mehico và Trung Quốc là 2 thị trường xuất khẩu thịt heo lớn nhất, Mỹ sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa thịt heo trong thời gian tới và giá thịt heo sẽ giảm mạnh ở Mỹ.
Tại Úc, nguồn cung nội địa dư thừa và sức tiêu thụ ở mức thấp đã làm giá thịt lợn tại nước này giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong lịch sử (người chăn nuôi nước này đang chịu lỗ 50 AUD/1 con heo), một số hộ thậm chí còn đối mặt với việc tiêu hủy đàn lợn vì không thể tìm được thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, ở trong nước, giá lợn hơi đang ở mức cao người chăn nuôi vẫn đang ở mức có lãi. Tuy nhiên, để chủ động tham gia thị trường và giá bán ổn định, các hộ chăn nuôi không nên tăng đàn ồ ạt vào lúc này bởi giá mua heo giống hiện nay khá cao.
Nguồn dữ trữ và cung ứng từ các trại nuôi của các doanh nghiệp lớn còn đáng kể nên người chăn nuôi chủ động tham gia vào các hợp tác xã, sản xuất liên kết theo các chuỗi, đảm bảo đầu vào, đầu ra ổn định và có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo, người chăn nuôi, nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không nên găm hàng để đẩy giá thịt lợn tăng lên trên 50.000 đồng/kg. Bởi, làm như vậy sẽ phá vỡ trật tự trên thị trường, nguy cơ thịt lợn giá rẻ, thịt lợn kém chất lượng thẩm lậu từ các nước vào Việt Nam. Chẳng hạn như thịt lợn từ Trung Quốc hay các nước Mỹ, Canada,Tây Ban Nha,... cũng có thể vào được.
Đặc biệt, nếu thịt lợn vẫn tiếp tục bị đẩy lên cao hơn, người dân lại ào ạt vào đàn, kéo theo nguy cơ dư thừa lợn rất lớn vào cuối năm 2019.
Đây là điểm cần lưu ý, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vì trong khoảng hai năm gần đây, ngành chăn nuôi nhiều nước đã vất vả, khó khăn do tình trạng dư cung, như ở Việt Nam, Trung Quốc và mới đây là Úc, sắp tới có thể thêm Mỹ.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Lạng Sơn: Nhập lậu hơn 1,5 tấn thịt lợn hơi từ Trung Quốc |
Giá thịt lợn tăng cao: Cơ hội bình ổn ngành chăn nuôi |
Giá lợn hơi tăng mạnh tại các tỉnh phía Nam |
-
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
-
Thuế quan của Trump không làm hạn chế sự phụ thuộc của EU vào LNG
-
Giá dầu hôm nay (12/11): Dầu thô tiếp đà giảm
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/11: Giá dầu thế giới tăng nhẹ đầu phiên
-
Giá dầu hôm nay (11/11): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần