Chương trình mua chung khí đốt của Châu Âu không hút khách
Ảnh: Internet |
Thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng, Liên minh Châu Âu (EU) đã thiết lập một cơ chế gọi là AggregateEU, nhằm cho phép tổng hợp nhu cầu và mua khí đốt chung ở cấp độ châu Âu, qua đó tăng cường an ninh năng lượng của toàn khối. Cơ chế này nhằm mục đích thu thập và tổng hợp nhu cầu khí đốt từ các công ty được thành lập ở EU hoặc các quốc gia trong Cộng đồng Năng lượng và kết hợp nó với các đề nghị cung cấp cạnh tranh nhất cho mùa nạp khí dự trữ tiếp theo.
Tuy nhiên, cơ chế này và nền tảng tổng hợp cũng như kết nối cung - cầu đã dẫn đến các hợp đồng khí đốt chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu, các nguồn thạo tin nói với FT.
Trước đó, EU đã ca ngợi cơ chế mua khí đốt chung là một thành công. Vào tháng 5 năm 2023, EU đã công bố kết quả của cuộc đấu thầu quốc tế lần đầu tiên để mua chung nguồn cung khí đốt.
Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Maroš Šefovi vào thời điểm đó nói rằng: "Ủy ban đã đóng vai trò là người tổng hợp và môi giới, và sau đó các bên tương ứng sẽ ký kết thỏa thuận của mình".
Tuy nhiên, theo nguồn tin, các thỏa thuận đã ký kết chỉ là một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế.
Một công ty năng lượng yêu cầu giấu tên nói với FT rằng, nền tảng mua khí đốt chung "không mang lại khối lượng bổ sung cho thị trường. Vì vậy, nó không đạt được mục tiêu đã đặt ra".
Khối lượng mua chung nhỏ gây nghi ngờ về tính hiệu quả của cơ chế trong việc mang lại cho Châu Âu nhiều quyền lực hơn trong việc kiểm soát nguồn cung. Nó cũng đặt câu hỏi về kế hoạch của Ủy ban Châu Âu đối với các khoáng sản và hydro quan trọng.
Ursula von der Leyen, Ứng cử viên Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, nhấn mạnh rằng: "Chúng ta phải sử dụng sức mạnh và quy mô thị trường của mình để đảm bảo nguồn cung".
Bà von der Leyen cho hay: "Đây là lý do tại sao tôi sẽ đề xuất kích hoạt và mở rộng cơ chế nhu cầu tổng hợp để vượt ra ngoài khí đốt, có nghĩa là bao gồm hydro và các nguyên liệu thô quan trọng".
Bình An
REU
-
Tổng thống Putin: Nga không từ bỏ nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu
-
Tin Thị trường: Giá dầu giảm sốc phiên đầu tuần
-
Giá dầu hôm nay (28/10): Bất ngờ giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Liên minh Châu Âu và Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm giải pháp thuế quan xe điện
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 28/10: Giá dầu thế giới "tuột dốc không phanh"